Có thể nói năm 2009 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế thế giới, song những tháng cuối năm qua được coi là dấu mốc đánh dấu điểm dừng của kinh tế toàn cầu sau cú trượt dài.
Cùng với những dấu hiệu tích cực của Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới, châu Âu và châu Á..., các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới trong những tháng cuối năm, dù chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng lớn nhất trong 80 năm qua, đã tăng điểm mạnh trở lại.
Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới dường như bắt đầu phục hồi kể từ tháng 3/2009, thời điểm hầu hết các thị trường sụt xuống mức điểm thấp nhất trong năm.
Năm 2009 cũng là năm chính phủ và ngân hàng trung ương các nước trên toàn thế giới đã áp dụng những biện pháp đặc biệt để thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại sau "cơn bão lớn".
Tại London, chỉ số FTSE có mức tăng hàng năm cao nhất kể từ 1997, tăng 22% sau một năm. Chỉ số DAX của Đức tăng 23% và CAC của Pháp tăng 22%.
Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ bảng điện tử tại các thị trường chứng khoán thế giới "xanh trở lại" một phần là nhờ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Nhà phân tích của UBS, ông Geoffrey Yu, nhận xét: "Hệ thống tài chính toàn cầu ổn định đã giúp chặn được cơn suy thoái khi hầu hết những nhóm tài sản bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng của các chính sách đặc biệt và có phối hợp tính đến quý II. Kinh tế thế giới đã thoái lui được khỏi bờ vực thẳm".
Giá cổ phiếu Mỹ cũng khá tích cực. Bất chấp việc rớt điểm chừng 1% của toàn bộ các chỉ số tại Phố Wall trong giờ giao dịch cuối cùng của năm 2009, chỉ số S&P 500 đã tăng gần 25%, mức tăng mạnh nhất kể từ 2003.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 20% và chỉ số công nghệ Nasdaq thậm chí còn đạt mức tăng gấp đôi, 45%.
Những thành tích trên của thị trường chứng khoán thế giới nếu so với thị trường chứng khoán Trung Quốc thì quả vẫn là mức khiêm tốn.
Trong năm 2009, thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng tới 80%.
Nhà phân tích cấp cao tại thị trường chứng khoán Guotai Junan ở Thượng Hải, khẳng định: “Chỉ số Thượng Hải có thể tăng cao hơn trong năm 2010, nhờ sự hậu thuẫn phục hồi kinh tế, chính sách ổn định kinh tế và những lạc quan về mức thu nhập của các hãng được niêm yết trên thị trường”.
Chỉ số Hang Seng ở Hongkong tăng 52%. Chỉ số Nikkei ở Nhật đóng cửa với mức tăng khiêm tốn hơn là 19%. Kinh tế Nhật hiện vẫn đang trong tình trạng giảm phát và người ta vẫn lo có thể bị quay trở lại tình trạng suy thoái.
Các chuyên gia đánh giá trong năm 2010, tỷ lệ tăng điểm như trên khó có khả năng lặp lại. Chính phủ các nước có thể sẽ rút bớt những gói hỗ trợ kinh tế và hiện người ta lo ngại giới doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể sẽ gặp khó khăn khi không còn được hỗ trợ nữa.
Theo chiến lược gia cấp cao tại Tập đoàn Newedge Group ở Hongkong, Kirby Daley, các bước kích thích kinh tế đã che giấu bớt những vấn đề của năm 2009.
Giá dầu thô tại thị trường New York đóng cửa cuối năm ở mức 79 USD/thùng, tăng 78% và là mức tăng hàng năm cao nhất trong mười năm qua. Giá vàng liên tục lập kỷ lục trong năm 2009, do đồng USD mất giá. Có lúc giá vàng đã lên tới hơn 1.226 USD/aoxơ hồi đầu tháng 12, tăng tới 25% trong năm.
Giới phân tích nhận định tình hình năm 2010 phụ thuộc nhiều vào việc liệu lãi suất ở Mỹ có bắt đầu tăng hay không, bởi nó có thể sẽ giúp tăng giá đồng USD và qua đó làm giảm giá vàng.
Đồng USD suy yếu khiến cho các mặt hàng như vàng và dầu thô trở nên rẻ hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó làm tăng nhu cầu và đẩy giá lên cao hơn./.
Cùng với những dấu hiệu tích cực của Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới, châu Âu và châu Á..., các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới trong những tháng cuối năm, dù chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng lớn nhất trong 80 năm qua, đã tăng điểm mạnh trở lại.
Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới dường như bắt đầu phục hồi kể từ tháng 3/2009, thời điểm hầu hết các thị trường sụt xuống mức điểm thấp nhất trong năm.
Năm 2009 cũng là năm chính phủ và ngân hàng trung ương các nước trên toàn thế giới đã áp dụng những biện pháp đặc biệt để thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại sau "cơn bão lớn".
Tại London, chỉ số FTSE có mức tăng hàng năm cao nhất kể từ 1997, tăng 22% sau một năm. Chỉ số DAX của Đức tăng 23% và CAC của Pháp tăng 22%.
Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ bảng điện tử tại các thị trường chứng khoán thế giới "xanh trở lại" một phần là nhờ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Nhà phân tích của UBS, ông Geoffrey Yu, nhận xét: "Hệ thống tài chính toàn cầu ổn định đã giúp chặn được cơn suy thoái khi hầu hết những nhóm tài sản bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng của các chính sách đặc biệt và có phối hợp tính đến quý II. Kinh tế thế giới đã thoái lui được khỏi bờ vực thẳm".
Giá cổ phiếu Mỹ cũng khá tích cực. Bất chấp việc rớt điểm chừng 1% của toàn bộ các chỉ số tại Phố Wall trong giờ giao dịch cuối cùng của năm 2009, chỉ số S&P 500 đã tăng gần 25%, mức tăng mạnh nhất kể từ 2003.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 20% và chỉ số công nghệ Nasdaq thậm chí còn đạt mức tăng gấp đôi, 45%.
Những thành tích trên của thị trường chứng khoán thế giới nếu so với thị trường chứng khoán Trung Quốc thì quả vẫn là mức khiêm tốn.
Trong năm 2009, thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng tới 80%.
Nhà phân tích cấp cao tại thị trường chứng khoán Guotai Junan ở Thượng Hải, khẳng định: “Chỉ số Thượng Hải có thể tăng cao hơn trong năm 2010, nhờ sự hậu thuẫn phục hồi kinh tế, chính sách ổn định kinh tế và những lạc quan về mức thu nhập của các hãng được niêm yết trên thị trường”.
Chỉ số Hang Seng ở Hongkong tăng 52%. Chỉ số Nikkei ở Nhật đóng cửa với mức tăng khiêm tốn hơn là 19%. Kinh tế Nhật hiện vẫn đang trong tình trạng giảm phát và người ta vẫn lo có thể bị quay trở lại tình trạng suy thoái.
Các chuyên gia đánh giá trong năm 2010, tỷ lệ tăng điểm như trên khó có khả năng lặp lại. Chính phủ các nước có thể sẽ rút bớt những gói hỗ trợ kinh tế và hiện người ta lo ngại giới doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể sẽ gặp khó khăn khi không còn được hỗ trợ nữa.
Theo chiến lược gia cấp cao tại Tập đoàn Newedge Group ở Hongkong, Kirby Daley, các bước kích thích kinh tế đã che giấu bớt những vấn đề của năm 2009.
Giá dầu thô tại thị trường New York đóng cửa cuối năm ở mức 79 USD/thùng, tăng 78% và là mức tăng hàng năm cao nhất trong mười năm qua. Giá vàng liên tục lập kỷ lục trong năm 2009, do đồng USD mất giá. Có lúc giá vàng đã lên tới hơn 1.226 USD/aoxơ hồi đầu tháng 12, tăng tới 25% trong năm.
Giới phân tích nhận định tình hình năm 2010 phụ thuộc nhiều vào việc liệu lãi suất ở Mỹ có bắt đầu tăng hay không, bởi nó có thể sẽ giúp tăng giá đồng USD và qua đó làm giảm giá vàng.
Đồng USD suy yếu khiến cho các mặt hàng như vàng và dầu thô trở nên rẻ hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó làm tăng nhu cầu và đẩy giá lên cao hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)