Trái ngược với diễn biến tích cực của phiên giao dịch hôm trước, trong phiên giao dịch ngày 25/10, chứng khoán Mỹ lại quay đầu đi xuống.
Chứng khoán đi xuống trong bối cảnh xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế số một thế giới vẫn đang trên đà suy yếu và những lo ngại rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không thể đạt được một thỏa thuận chung trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong cuộc họp thượng đỉnh EU lần hai.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 207 điểm, tương đương 1,74%, đóng cửa ở mức 11.706,62 điểm, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng Tám năm nay vào phiên giao dịch trước đó (24/10).
Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 61,02 điểm (2,26%), xuống 2.638,42 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng chấm dứt chuỗi ba phiên tăng điểm liên tiếp với mức giảm 25,14 điểm (2%) xuống 1.229,05 điểm.
Các chuyên gia phân tích của tập đoàn môi giới chứng khoán Charles Schwab nhận định, sự lạc quan vào nền kinh tế Mỹ và những hy vọng vào kết quả tích cực của cuộc họp thượng đỉnh EU lần hai đang dần “nguội lạnh,” thêm vào đó là các báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của một số daonh nghiệp Mỹ, chính là những nhân tố đẩy Phố Wall chìm trong sắc đỏ.
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Conference Board, chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 10 đứng ở mức 39,8 điểm, giảm mạnh so với mức tương ứng 46,4 điểm của tháng Chín.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, hòa theo xu hướng giảm điểm tại Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt “lao dốc” trong phiên giao dịch 25/10.
Kết thúc phiên này tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 0,41% xuống 5.525,54 điểm; còn chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,43%, đóng cửa ở mức 3.174,29 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 0,14% và chốt phiên ở mức 6.046,75 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 26/10, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á cũng mở cửa đi xuống, do diễn biến “ảm đạm” của thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, cũng như những nghi ngại ngày càng gia tăng về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của lãnh đạo các nước châu Âu sau cuộc họp thượng đỉnh EU lần hai.
Đầu phiên giao dịch này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 88,46 điểm, tương đương 1,01%, xuống còn 8.673,85 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng giảm 42, 9 điểm (1%), xuống mức 4.227,9 điểm .
Trong khi đó tại Trung Quốc, chỉ số Hang Sheng của Hong Kong cũng giảm 179,55 điểm (0,95%), mở cửa ở mức 18.788,65 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại biến động không đáng kể so với phiên hôm trước, mở cửa tăng nhẹ 2,53 điểm (0,1%), lên 2.412,20./.
Chứng khoán đi xuống trong bối cảnh xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế số một thế giới vẫn đang trên đà suy yếu và những lo ngại rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không thể đạt được một thỏa thuận chung trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong cuộc họp thượng đỉnh EU lần hai.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 207 điểm, tương đương 1,74%, đóng cửa ở mức 11.706,62 điểm, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng Tám năm nay vào phiên giao dịch trước đó (24/10).
Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 61,02 điểm (2,26%), xuống 2.638,42 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng chấm dứt chuỗi ba phiên tăng điểm liên tiếp với mức giảm 25,14 điểm (2%) xuống 1.229,05 điểm.
Các chuyên gia phân tích của tập đoàn môi giới chứng khoán Charles Schwab nhận định, sự lạc quan vào nền kinh tế Mỹ và những hy vọng vào kết quả tích cực của cuộc họp thượng đỉnh EU lần hai đang dần “nguội lạnh,” thêm vào đó là các báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của một số daonh nghiệp Mỹ, chính là những nhân tố đẩy Phố Wall chìm trong sắc đỏ.
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Conference Board, chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 10 đứng ở mức 39,8 điểm, giảm mạnh so với mức tương ứng 46,4 điểm của tháng Chín.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, hòa theo xu hướng giảm điểm tại Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt “lao dốc” trong phiên giao dịch 25/10.
Kết thúc phiên này tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 0,41% xuống 5.525,54 điểm; còn chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,43%, đóng cửa ở mức 3.174,29 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 0,14% và chốt phiên ở mức 6.046,75 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 26/10, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á cũng mở cửa đi xuống, do diễn biến “ảm đạm” của thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, cũng như những nghi ngại ngày càng gia tăng về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của lãnh đạo các nước châu Âu sau cuộc họp thượng đỉnh EU lần hai.
Đầu phiên giao dịch này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 88,46 điểm, tương đương 1,01%, xuống còn 8.673,85 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng giảm 42, 9 điểm (1%), xuống mức 4.227,9 điểm .
Trong khi đó tại Trung Quốc, chỉ số Hang Sheng của Hong Kong cũng giảm 179,55 điểm (0,95%), mở cửa ở mức 18.788,65 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại biến động không đáng kể so với phiên hôm trước, mở cửa tăng nhẹ 2,53 điểm (0,1%), lên 2.412,20./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)