Chứng khoán Mỹ biến động thất thường trong phiên 4/9 sau khi Mỹ công bố báo cáo cho thấy lĩnh vực chế tạo của nước này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8/2012 - dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn hồi phục yếu ớt.
Chốt phiên này tại Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 54,90 điểm (0,42%) xuống 13.035,94 điểm, song chỉ số công nghệ cao Nasdaq lại tăng 8,1 (0,26%) lên 3.075,06 điểm.
Theo các chuyên gia phân tích thuộc Charles Schwab & Co., sự ảm đạm của thị trường chứng khoán Phố Wall chủ yếu là do nhà đầu tư thất vọng về kết quả của hoạt động chế tạo cũng như chi tiêu xây dựng tại Mỹ và điều này đồng thời làm gia tăng những quan ngại chung về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, các sàn chứng khoán chủ chốt của châu Âu chia rẽ trước triển vọng chương trình thu mua trái phiếu mới của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Đóng cửa phiên giao dịch 4/9, chỉ số FTSE 100 tại London giảm 1,5% xuống 5.585,61 điểm và chỉ số DAX 30 tại Frankfurt cũng để tuột mất 1,17% xuống 6.932,58 điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán tại các quốc gia nặng nợ trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại thu hút nhà đầu tư mua vào sau khi người đứng đầu ECB, ông Mario Draghi có bài phát biểu thể hiện sự sẵn sàng của ECB trong việc ứng phó với khủng hoảng nợ công bằng các biện pháp nới lỏng định lượng mới. Động thái này đã giúp thị trường chứng khoán Madrid và Milan tăng lần lượt 1,21% và 0,24%.
Chịu ảnh hưởng từ số liệu chế tạo đáng thất vọng của Mỹ, chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống khi bắt đầu phiên giao dịch 5/9. Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 18,92 điểm xuống 8.756,59 điểm.
Mỹ vừa công bố số liệu cho thấy chỉ số quản lý nguồn cung (PMI) của lĩnh vực chế tạo trong tháng 8/2012 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 và thông tin này nhanh chóng làm tổn thương lòng tin của giới đầu tư.
Chứng khoán Trung Quốc cũng không tránh khỏi bị mất điểm. Theo đó, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 99,75 điểm xuống 19.330,16 điểm và chỉ số Composite tại Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 7,03 điểm còn 2.036,62 điểm./.
Chốt phiên này tại Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 54,90 điểm (0,42%) xuống 13.035,94 điểm, song chỉ số công nghệ cao Nasdaq lại tăng 8,1 (0,26%) lên 3.075,06 điểm.
Theo các chuyên gia phân tích thuộc Charles Schwab & Co., sự ảm đạm của thị trường chứng khoán Phố Wall chủ yếu là do nhà đầu tư thất vọng về kết quả của hoạt động chế tạo cũng như chi tiêu xây dựng tại Mỹ và điều này đồng thời làm gia tăng những quan ngại chung về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, các sàn chứng khoán chủ chốt của châu Âu chia rẽ trước triển vọng chương trình thu mua trái phiếu mới của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Đóng cửa phiên giao dịch 4/9, chỉ số FTSE 100 tại London giảm 1,5% xuống 5.585,61 điểm và chỉ số DAX 30 tại Frankfurt cũng để tuột mất 1,17% xuống 6.932,58 điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán tại các quốc gia nặng nợ trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại thu hút nhà đầu tư mua vào sau khi người đứng đầu ECB, ông Mario Draghi có bài phát biểu thể hiện sự sẵn sàng của ECB trong việc ứng phó với khủng hoảng nợ công bằng các biện pháp nới lỏng định lượng mới. Động thái này đã giúp thị trường chứng khoán Madrid và Milan tăng lần lượt 1,21% và 0,24%.
Chịu ảnh hưởng từ số liệu chế tạo đáng thất vọng của Mỹ, chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống khi bắt đầu phiên giao dịch 5/9. Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 18,92 điểm xuống 8.756,59 điểm.
Mỹ vừa công bố số liệu cho thấy chỉ số quản lý nguồn cung (PMI) của lĩnh vực chế tạo trong tháng 8/2012 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 và thông tin này nhanh chóng làm tổn thương lòng tin của giới đầu tư.
Chứng khoán Trung Quốc cũng không tránh khỏi bị mất điểm. Theo đó, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 99,75 điểm xuống 19.330,16 điểm và chỉ số Composite tại Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 7,03 điểm còn 2.036,62 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN)