Chứng khoán thế giới đã bừng tỉnh trong phiên cuối tuần và cũng là phiên cuối cùng của tháng 6 (29/6) với sự chèo lái của các cổ phiếu ngân hàng và đồng euro bật dậy so với đồng USD, sau khi hội nghị thượng đỉnh các nước Liên minh châu Âu (EU) bất ngờ đạt được thỏa thuận về một gói kích thích kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công Khu vực đồng euro (Eurozone).
Hai thị trường Madrid và Rome là những nơi tăng mạnh nhất, với các mức tăng khủng là 5,66% và 6,59%, sau khi gói cứu trợ khẩn cấp cho Tây Ban Nha và Italia được công bố sau một loạt các cuộc thảo luận căng thẳng và kéo dài tại hội nghị, nhằm cứu vãn khu vực đồng tiền chung châu Âu đang lâm nguy.
Ba thị trường chủ chốt của châu Âu cũng tăng vọt, với các mức tăng điểm rất ấn tượng, trong đó DAX 30 của Đức tiến thêm 4,33% lên chốt tuần ở mức 6.416,28 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 4,75% lên 3.196,65 điểm và FTSE 100 của Anh nhích lên 1,42% lên 5.571,15 điểm.
Trên thị trường trái phiếu, lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm cũng rơi từ mức 6,896% xuống còn 6,472%. Tương tự, lợi suất trái phiếu Italia cũng giảm từ 6,18% xuống 5,86%.
Tại châu Á, các thị trường đóng cửa cũng đều đồng loạt tăng điểm; với các mức tăng từ 1-2%, nhờ được cổ vũ từ các tin tức tốt lành tại Hội nghị thượng đỉnh EU.
Phố Wall đương nhiên cũng không nằm ngoài xu thế tăng chung khi kết thúc phiên 29/6, các chỉ số chính đều nhất loạt đi lên, với Dow Jones Industrial Average tiến 2,2%; và Nasdaq nhảy thêm 3%.
Trong một hợp đồng đạt được vào những phút chót, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đồng ý sử dụng các quỹ cứu trợ khẩn cấp của khu vực để trực tiếp rót thanh khoản vào các ngân hàng yếu kém và làm dịu bớt gánh nặng nợ nần của các chính phủ.
Các lãnh đạo EU cũng nhất trí bơm 120 tỷ euro (150 tỷ USD) để kích thích nền kinh tế ốm yếu của Khu vực Eurozone.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy ca ngợi thỏa thuận trên như là "một bước đột phá thực sự" giúp trấn an các thị trường tài chính và tái định tình hình ở Eurozone để ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ.
Theo các nhà phân tích, "bước đột phá" trên mà châu Âu tạo ra là một bằng chứng khác cho thấy những khó khăn về kinh tế, tài chính, tài khóa và chính trị chỉ có thể được giải quyết bằng cách gia tăng, cộng với sự quan tâm đầy đủ tới điều kiện, trách nhiệm giải trình và chuỗi sắp xếp.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tác động của các giải pháp tích cực này còn cần phải chờ thời gian để đánh giá xem các biện pháp này có thực sự đủ trấn an thị trường trong dài hạn hay không, hay chỉ có tác động tích cực nhất thời.
Trong khi đó, các nhà giao dịch cho rằng thị trường vẫn còn khá hoài nghi xung quanh tác động của gói giải pháp mới được EU thông qua nói trên và thị trường có thể sẽ tập trung trở lại vào vấn đề này trong những tuần giao dịch sắp tới./.
Hai thị trường Madrid và Rome là những nơi tăng mạnh nhất, với các mức tăng khủng là 5,66% và 6,59%, sau khi gói cứu trợ khẩn cấp cho Tây Ban Nha và Italia được công bố sau một loạt các cuộc thảo luận căng thẳng và kéo dài tại hội nghị, nhằm cứu vãn khu vực đồng tiền chung châu Âu đang lâm nguy.
Ba thị trường chủ chốt của châu Âu cũng tăng vọt, với các mức tăng điểm rất ấn tượng, trong đó DAX 30 của Đức tiến thêm 4,33% lên chốt tuần ở mức 6.416,28 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 4,75% lên 3.196,65 điểm và FTSE 100 của Anh nhích lên 1,42% lên 5.571,15 điểm.
Trên thị trường trái phiếu, lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm cũng rơi từ mức 6,896% xuống còn 6,472%. Tương tự, lợi suất trái phiếu Italia cũng giảm từ 6,18% xuống 5,86%.
Tại châu Á, các thị trường đóng cửa cũng đều đồng loạt tăng điểm; với các mức tăng từ 1-2%, nhờ được cổ vũ từ các tin tức tốt lành tại Hội nghị thượng đỉnh EU.
Phố Wall đương nhiên cũng không nằm ngoài xu thế tăng chung khi kết thúc phiên 29/6, các chỉ số chính đều nhất loạt đi lên, với Dow Jones Industrial Average tiến 2,2%; và Nasdaq nhảy thêm 3%.
Trong một hợp đồng đạt được vào những phút chót, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đồng ý sử dụng các quỹ cứu trợ khẩn cấp của khu vực để trực tiếp rót thanh khoản vào các ngân hàng yếu kém và làm dịu bớt gánh nặng nợ nần của các chính phủ.
Các lãnh đạo EU cũng nhất trí bơm 120 tỷ euro (150 tỷ USD) để kích thích nền kinh tế ốm yếu của Khu vực Eurozone.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy ca ngợi thỏa thuận trên như là "một bước đột phá thực sự" giúp trấn an các thị trường tài chính và tái định tình hình ở Eurozone để ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ.
Theo các nhà phân tích, "bước đột phá" trên mà châu Âu tạo ra là một bằng chứng khác cho thấy những khó khăn về kinh tế, tài chính, tài khóa và chính trị chỉ có thể được giải quyết bằng cách gia tăng, cộng với sự quan tâm đầy đủ tới điều kiện, trách nhiệm giải trình và chuỗi sắp xếp.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tác động của các giải pháp tích cực này còn cần phải chờ thời gian để đánh giá xem các biện pháp này có thực sự đủ trấn an thị trường trong dài hạn hay không, hay chỉ có tác động tích cực nhất thời.
Trong khi đó, các nhà giao dịch cho rằng thị trường vẫn còn khá hoài nghi xung quanh tác động của gói giải pháp mới được EU thông qua nói trên và thị trường có thể sẽ tập trung trở lại vào vấn đề này trong những tuần giao dịch sắp tới./.
Thùy Chi (TTXVN)