Thị trường chứng khoán tháng Tám sẽ tiếp tục thử thách sự kiên nhẫn của giới đầu tư bằng xu hướng đi ngang đầy thận trọng. Nhiều chuyên gia phân tích đã có chung quan điểm trên sau khi chứng kiến những biến động phức tạp và khó lường của thị trường trong tháng Bảy.
Giới đầu tư đã phải trải qua những biến động tâm lý trái chiều trước sự lên xuống thất thường của thị trường.
Bước vào tháng Bảy, cả hai chỉ số có xuất phát điểm khá thấp, VN-Index ở mức 422,37 điểm và HNX-Index là 71,07 điểm (đóng cửa phiên 29/6) cộng thêm tâm lý lo lắng về kết quả kinh doanh trong nửa đầu của năm không được khả quan đã nhấn chìm thị trường xuống mức đáy 405,39 điểm của VN-Index và 67,87 điểm của HNX-Index (phiên 10/7).
Tuy nhiên một động thái mới bất ngờ xuất hiện, dòng tiền lớn ồ ạt đổ về thị trường trong thời gian ngắn và kéo mức giá chứng khoán trên cả hai sàn lên một mặt bằng mới, cùng với đó hai chỉ số VN-Index, HNX-Index đã bứt phá lên các mốc tương ứng 428,38 điểm và 72,93 điểm (phiên 19/7). Thanh khoản trên cả hai sàn đạt con số ấn tượng với tổng khối lượng giao dịch trong phiên đạt 154,3 triệu cổ phiếu giao dịch.
Song niềm vui diễn ra quá ngắn ngủi, thị trường như một cái bẫy khổng lồ cuốn trôi khối tài sản lớn của hầu hết các nhà đầu tư đã trót nuôi hy vọng về một xu hướng hồi phục mới.
Cả VN-Index, HNX-Index cùng quay lại, đánh mất tất những thanh quả đã làm được trước đó. Thị trường tràn ngập trong sắc đỏ hầu hết ở các phiên cuối của tháng, khối lượng bán luôn áp đảo lực mua. Các cổ phiếu của hầu hết các nhóm ngành đều giảm tương đối mạnh, thanh khoản sụt giảm đáng kể, bình quân khoảng trên 30 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng một phiên mỗi sàn.
Do đó, việc xác định xu hướng thị trường trong tháng kế tiếp đang trở nên khó khăn hơn cho giới chuyên gia. Theo đánh giá từ Công ty chứng khoán FPTS, thị trường hiện tại đang tràn ngập các thông tin trái chiều, mặc dù chính sách tiền tệ đã có xu hướng nới lỏng hơn, lãi suất khả năng tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Nhưng FPTS vẫn quan ngại, về tình trạng doanh nghiệp phá sản vẫn tăng, nợ xấu ngân hàng đang là bài toán khó giải cho các nhà điều hành chính sách, CPI và nhập siêu giảm nhưng chưa phải là tín hiệu tốt, bản chất của nó là sản suất đang bị đình trệ.
Đồng tình với những lo lắng trên, ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán IRS cho rằng, các thông tin hỗ trợ vĩ mô không còn là cứu cánh cho thị trường nữa, khi mà giới đầu tư cần hơn về những chuyển biến mang tính vi mô. Tình hình “sức khoẻ” doanh nghiệp niêm yết đến bao giờ được cải thiện vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải.
Theo ông Việt, mặc dù tâm lý thị trường yếu và sự chán chường đã bắt đầu lan rộng, nhưng hiện vốn của nhà đầu tư ở trạng thái cổ phiếu là khá lớn. Sau đợt bẫy giá vừa qua, nhiều nhà đầu tư đã bị mắc kẹt, song phần đông trong số họ vẫn mòn mỏi chờ đợi chốt được hàng ở mức giá cao hơn. Trái lại, bên phía người mua lại kiên nhẫn kỳ vọng vào một đợt xả hàng của thị trường với các mức giá hời.
“Do đó, ở thời điểm này áp lực bán giá thấp trên thị trường không còn và vì vậy theo khả năng trong tháng Tám này thị trường sẽ có ít biến động, thiên về xu hướng đi ngang. Một điểm cần chú ý, tình trạng trên kéo dài và khiến nhà đầu tư mất đi kiên nhẫn, khả năng cuối tháng tình hình thị trường sẽ có những diễn biến xấu hơn nữa,” ông Việt nói.
Nhấn mạnh hơn về điều này, FPTS cho rằng thời điểm hiện tại thị trường đang phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nhà đầu tư đang có xu hướng quay lưng lại với thị trường chứng khoán, thể hiện ở thanh khoản giảm sút đáng kể. Để thanh khoản được cải thiện, dòng tiền quay lại thị trường cần có một vài cú hích mạnh từ chính sách vĩ mô, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, để cổ phiếu tốt lên từ chính nội tại của nó, khi đó dòng tiền mới trở lại bền và lâu.
Tuy nhiên đứng dưới góc độ phân tích kỹ thuật, ông Nguyễn Tuấn, nhà phân tích độc lập lại chỉ ra những tín hiệu sáng “le lói” trên thị trường: “Quan sát các biến động của thị trường, tôi cho rằng xu thế dòng tiền đầu cơ ngắn hạn vẫn là đang vào thị trường. Việc giảm giá với đỉnh giá nhọn từ thứ Sáu tuần trước không phải theo xu hướng xả hàng thường thấy mà để tạo ra tâm lý tiêu cực khiến nhà đầu tư bi quan, bán tống bán tháo cổ phiếu. Nhờ đó những nhà đầu cơ lớn có thể tích lũy thêm nhiều cổ phiếu ở mức giá tốt.”
Về khối lượng giao dịch thì trung bình khối lượng giao dịch hai tuần cuối tháng Bảy đã có tăng lên so với tháng Sáu và đầu tháng Bảy. Tín hiệu này cho thấy dòng tiền nói chung vẫn có xu thế vào thị trường khi giá tăng và khối lượng tăng, báo hiệu triển vọng tăng giá trở lại trong trung hạn của thị trường.
“Tại vùng giá hiện nay, ngay phía dưới là những ngưỡng hỗ trợ khá mạnh và ngưỡng cản mạnh cách ở phía trên khá xa, do vậy khả năng tăng giá từ mức điểm hiện nay chiếm ưu thế nhiều hơn so với giảm giá,” ông Tuấn nói./.
Giới đầu tư đã phải trải qua những biến động tâm lý trái chiều trước sự lên xuống thất thường của thị trường.
Bước vào tháng Bảy, cả hai chỉ số có xuất phát điểm khá thấp, VN-Index ở mức 422,37 điểm và HNX-Index là 71,07 điểm (đóng cửa phiên 29/6) cộng thêm tâm lý lo lắng về kết quả kinh doanh trong nửa đầu của năm không được khả quan đã nhấn chìm thị trường xuống mức đáy 405,39 điểm của VN-Index và 67,87 điểm của HNX-Index (phiên 10/7).
Tuy nhiên một động thái mới bất ngờ xuất hiện, dòng tiền lớn ồ ạt đổ về thị trường trong thời gian ngắn và kéo mức giá chứng khoán trên cả hai sàn lên một mặt bằng mới, cùng với đó hai chỉ số VN-Index, HNX-Index đã bứt phá lên các mốc tương ứng 428,38 điểm và 72,93 điểm (phiên 19/7). Thanh khoản trên cả hai sàn đạt con số ấn tượng với tổng khối lượng giao dịch trong phiên đạt 154,3 triệu cổ phiếu giao dịch.
Song niềm vui diễn ra quá ngắn ngủi, thị trường như một cái bẫy khổng lồ cuốn trôi khối tài sản lớn của hầu hết các nhà đầu tư đã trót nuôi hy vọng về một xu hướng hồi phục mới.
Cả VN-Index, HNX-Index cùng quay lại, đánh mất tất những thanh quả đã làm được trước đó. Thị trường tràn ngập trong sắc đỏ hầu hết ở các phiên cuối của tháng, khối lượng bán luôn áp đảo lực mua. Các cổ phiếu của hầu hết các nhóm ngành đều giảm tương đối mạnh, thanh khoản sụt giảm đáng kể, bình quân khoảng trên 30 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng một phiên mỗi sàn.
Do đó, việc xác định xu hướng thị trường trong tháng kế tiếp đang trở nên khó khăn hơn cho giới chuyên gia. Theo đánh giá từ Công ty chứng khoán FPTS, thị trường hiện tại đang tràn ngập các thông tin trái chiều, mặc dù chính sách tiền tệ đã có xu hướng nới lỏng hơn, lãi suất khả năng tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Nhưng FPTS vẫn quan ngại, về tình trạng doanh nghiệp phá sản vẫn tăng, nợ xấu ngân hàng đang là bài toán khó giải cho các nhà điều hành chính sách, CPI và nhập siêu giảm nhưng chưa phải là tín hiệu tốt, bản chất của nó là sản suất đang bị đình trệ.
Đồng tình với những lo lắng trên, ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán IRS cho rằng, các thông tin hỗ trợ vĩ mô không còn là cứu cánh cho thị trường nữa, khi mà giới đầu tư cần hơn về những chuyển biến mang tính vi mô. Tình hình “sức khoẻ” doanh nghiệp niêm yết đến bao giờ được cải thiện vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải.
Theo ông Việt, mặc dù tâm lý thị trường yếu và sự chán chường đã bắt đầu lan rộng, nhưng hiện vốn của nhà đầu tư ở trạng thái cổ phiếu là khá lớn. Sau đợt bẫy giá vừa qua, nhiều nhà đầu tư đã bị mắc kẹt, song phần đông trong số họ vẫn mòn mỏi chờ đợi chốt được hàng ở mức giá cao hơn. Trái lại, bên phía người mua lại kiên nhẫn kỳ vọng vào một đợt xả hàng của thị trường với các mức giá hời.
“Do đó, ở thời điểm này áp lực bán giá thấp trên thị trường không còn và vì vậy theo khả năng trong tháng Tám này thị trường sẽ có ít biến động, thiên về xu hướng đi ngang. Một điểm cần chú ý, tình trạng trên kéo dài và khiến nhà đầu tư mất đi kiên nhẫn, khả năng cuối tháng tình hình thị trường sẽ có những diễn biến xấu hơn nữa,” ông Việt nói.
Nhấn mạnh hơn về điều này, FPTS cho rằng thời điểm hiện tại thị trường đang phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nhà đầu tư đang có xu hướng quay lưng lại với thị trường chứng khoán, thể hiện ở thanh khoản giảm sút đáng kể. Để thanh khoản được cải thiện, dòng tiền quay lại thị trường cần có một vài cú hích mạnh từ chính sách vĩ mô, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, để cổ phiếu tốt lên từ chính nội tại của nó, khi đó dòng tiền mới trở lại bền và lâu.
Tuy nhiên đứng dưới góc độ phân tích kỹ thuật, ông Nguyễn Tuấn, nhà phân tích độc lập lại chỉ ra những tín hiệu sáng “le lói” trên thị trường: “Quan sát các biến động của thị trường, tôi cho rằng xu thế dòng tiền đầu cơ ngắn hạn vẫn là đang vào thị trường. Việc giảm giá với đỉnh giá nhọn từ thứ Sáu tuần trước không phải theo xu hướng xả hàng thường thấy mà để tạo ra tâm lý tiêu cực khiến nhà đầu tư bi quan, bán tống bán tháo cổ phiếu. Nhờ đó những nhà đầu cơ lớn có thể tích lũy thêm nhiều cổ phiếu ở mức giá tốt.”
Về khối lượng giao dịch thì trung bình khối lượng giao dịch hai tuần cuối tháng Bảy đã có tăng lên so với tháng Sáu và đầu tháng Bảy. Tín hiệu này cho thấy dòng tiền nói chung vẫn có xu thế vào thị trường khi giá tăng và khối lượng tăng, báo hiệu triển vọng tăng giá trở lại trong trung hạn của thị trường.
“Tại vùng giá hiện nay, ngay phía dưới là những ngưỡng hỗ trợ khá mạnh và ngưỡng cản mạnh cách ở phía trên khá xa, do vậy khả năng tăng giá từ mức điểm hiện nay chiếm ưu thế nhiều hơn so với giảm giá,” ông Tuấn nói./.
Linh Chi (Vietnam+)