Phố Wall giảm điểm phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 8/1, ngay khi mùa công bố lợi nhuận quý 4/2012 của các doanh nghiệp Mỹ chính thức bắt đầu và lòng tin của giới đầu tư bắt đầu thoái lui sau một tuần giao dịch khởi sắc đầu năm mới 2013.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 55,44 điểm, tương đương 0,41%, xuống mức 13.328,85 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng hạ 4,74 điểm, (0,32%), xuống 1.457,15 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất tới 7 điểm (0,23%), xuống còn 3.091,81 điểm.
Không khí ảm đạm của tại sàn giao dịch cổ phiếu Mỹ chủ yếu bị chi phối bởi báo cáo lợi nhuận quý 4/2012 của một số doanh nghiệp Mỹ.
Hãng sản xuất nhôm danh tiếng Alcoa - doanh nghiệp đầu tiên mở đầu cho làn sóng công bố báo cáo lợi nhuận - vừa thông báo đạt lợi nhuận 242 triệu USD trong quý cuối cùng năm ngoái, kết quả khả quan hơn rất nhiều so với đợt thua lỗ của năm 2011, bất chấp giá nhôm giảm. Tuy nhiên, nhà mạng di động AT&T cho biết trong quý IV vừa qua, tập đoàn này đã bán hơn 10 triệu máy điện thoại thông minh.
Mặc dù con số này cao hơn so với doanh số bán trong cùng kỳ năm 2011, nhưng điều đó có nghĩa là chi phí hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ di động này cũng tăng cao.
Giá trị cổ phiếu của AT&T giảm tới 1,7% xuống còn 34,35 USD/cổ phiếu. Bên cạnh đó, cổ phiếu của hãng sản xuất máy bay Boeing và tập đoàn kinh doanh đồ ăn nhanh Yum Brands, sở hữu chuỗi nhà hàng Pizza Hut, Taco Bell and Kentucky Fried Chicken (KFC), cũng đồng loạt “tụt” giá, do những báo cáo kinh doanh đáng thất vọng trong ba tháng cuối cùng năm 2012.
Hòa theo diễn biến èo uột của Phố Wall, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu cũng tiếp tục “đỏ sàn,” khi giới đầu tư tỏ ra thiếu lạc quan về kết quả mùa công bố lợi nhuận quý 4/2012 của các doanh nghiệp Mỹ và thận trọng chờ đợi cuộc họp chính sách sắp tới của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,18%, xuống 6.053,63 điểm.
Tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng mất 0,48%, xuống 7.695,83 điểm. Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng trên, chỉ số CAC 40 của Pháp lại đảo chiều “nhích” 0,03%, đóng cửa ở mức 3.705,88 điểm.
Sang tới đầu phiên giao dịch ngày 9/1 tại thị trường châu Á, diễn biến tại các thị trường cổ phiếu lại ngược chiều nhau, khi tâm lý của giới đầu tư bị giằng co giữa một bên là sự đi xuống của Phố Wall ngay khi mùa công bố lợi nhuận vừa mới bắt đầu với triển vọng không mấy sáng sủa, còn một bên là những hy vọng về những báo cáo tích cực của kinh tế Trung Quốc, bao gồm hoạt động thương mại và chỉ số lạm phát, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm mạnh 102,39 điểm (0,97%), xuống 10.405,67 điểm. Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đồng loạt đi lên. Chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 43,52 điểm (0,19%) và 1,82 điểm (0,08%), lên 23.154,71 điểm và 2.277,89 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 55,44 điểm, tương đương 0,41%, xuống mức 13.328,85 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng hạ 4,74 điểm, (0,32%), xuống 1.457,15 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất tới 7 điểm (0,23%), xuống còn 3.091,81 điểm.
Không khí ảm đạm của tại sàn giao dịch cổ phiếu Mỹ chủ yếu bị chi phối bởi báo cáo lợi nhuận quý 4/2012 của một số doanh nghiệp Mỹ.
Hãng sản xuất nhôm danh tiếng Alcoa - doanh nghiệp đầu tiên mở đầu cho làn sóng công bố báo cáo lợi nhuận - vừa thông báo đạt lợi nhuận 242 triệu USD trong quý cuối cùng năm ngoái, kết quả khả quan hơn rất nhiều so với đợt thua lỗ của năm 2011, bất chấp giá nhôm giảm. Tuy nhiên, nhà mạng di động AT&T cho biết trong quý IV vừa qua, tập đoàn này đã bán hơn 10 triệu máy điện thoại thông minh.
Mặc dù con số này cao hơn so với doanh số bán trong cùng kỳ năm 2011, nhưng điều đó có nghĩa là chi phí hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ di động này cũng tăng cao.
Giá trị cổ phiếu của AT&T giảm tới 1,7% xuống còn 34,35 USD/cổ phiếu. Bên cạnh đó, cổ phiếu của hãng sản xuất máy bay Boeing và tập đoàn kinh doanh đồ ăn nhanh Yum Brands, sở hữu chuỗi nhà hàng Pizza Hut, Taco Bell and Kentucky Fried Chicken (KFC), cũng đồng loạt “tụt” giá, do những báo cáo kinh doanh đáng thất vọng trong ba tháng cuối cùng năm 2012.
Hòa theo diễn biến èo uột của Phố Wall, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu cũng tiếp tục “đỏ sàn,” khi giới đầu tư tỏ ra thiếu lạc quan về kết quả mùa công bố lợi nhuận quý 4/2012 của các doanh nghiệp Mỹ và thận trọng chờ đợi cuộc họp chính sách sắp tới của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,18%, xuống 6.053,63 điểm.
Tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng mất 0,48%, xuống 7.695,83 điểm. Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng trên, chỉ số CAC 40 của Pháp lại đảo chiều “nhích” 0,03%, đóng cửa ở mức 3.705,88 điểm.
Sang tới đầu phiên giao dịch ngày 9/1 tại thị trường châu Á, diễn biến tại các thị trường cổ phiếu lại ngược chiều nhau, khi tâm lý của giới đầu tư bị giằng co giữa một bên là sự đi xuống của Phố Wall ngay khi mùa công bố lợi nhuận vừa mới bắt đầu với triển vọng không mấy sáng sủa, còn một bên là những hy vọng về những báo cáo tích cực của kinh tế Trung Quốc, bao gồm hoạt động thương mại và chỉ số lạm phát, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm mạnh 102,39 điểm (0,97%), xuống 10.405,67 điểm. Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đồng loạt đi lên. Chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 43,52 điểm (0,19%) và 1,82 điểm (0,08%), lên 23.154,71 điểm và 2.277,89 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)