Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ tư liên tiếp

Ngày 9/7, bất chấp việc IMF hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ, Phố Wall vẫn duy trì "sắc xanh" và đánh dấu phiên đi lên thứ tư liên tiếp.
Bất chấp việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dựbáo tăng trưởng của Mỹ và một số nền kinh tế chủ chốt trên thế giới, Phố Wallvẫn duy trì "sắc xanh" và đánh dấu phiên đi lên thứ tư liên tiếp trong ngày giaodịch 9/7.

Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jonestăng 75,65 điểm, tương đương 0,5%, lên 15.300,34 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghithêm 11,86 điểm (0,72%), lên 1.652,32 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệNasdaq tiến 19,43 điểm (0,56%), đóng cửa ở mức 3.504,26 điểm.

Báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự kiến của tậpđoàn sản xuất nhôm hàng đầu thế giới Alcoa, thuộc nhóm chỉ số Dow Jones, đã khởiđộng mùa công bố lợi nhuận quý II/2013 của khối doanh nghiệp Mỹ và khiến tâm lýcủa giới đầu tư trở nên hưng phấn hơn, "phớt lờ" động thái mới nhất của IMF làhạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm 2013 xuống 3,1%, từ mức dựbáo trước đó là 3,3%.

Ngoài ra, thể chế tài chính quốc tế này cònhạ thấp dự báo tăng trưởng của một loạt nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đócó Mỹ (xuống còn 1,7%) do áp lực từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu công củaChính phủ, bất chấp nhu cầu trong khu vực tư nhân đã được cải thiện đáng kể, đặcbiệt là thị trường nhà ở.

Dù báo cáo mới nhất của IMF không gây tácđộng tiêu cực tới thị trường chứng khoán Mỹ, song mức tăng của các chỉ số chínhtrong phiên này vẫn bị hạn chế bởi giới đầu tư đang thận trọng chờ đợi bài phátbiểu của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke sau cuộc họp chínhsách mới đây của ngân hàng này nhằm đưa ra hướng đi tiếp theo đối với các chươngtrình kích thích kinh tế.

Hòa theo diễn biến tích cực của thị trường cổphiếu Mỹ, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũngđồng loạt lên điểm trong phiên giao dịch 9/7.

Kết thúc phiên này, tại thị trường London,chỉ số FTSE 100 tăng 0,98%, lên 6.513,08 điểm. Tại thị trường Paris, chỉ số CAC40 của Pháp cũng tăng 0,52%, lên 3.843,56 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịchchứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 ghi thêm 1,12%, đóng cửa ở mức8.057,75 điểm.

Tuy nhiên, tới phiên giao dịch ngày 10/7 tạithị trường châu Á, các thị trường chứng khoán lại biến động bất nhất, khi tâm lýcủa các nhà đầu tư bị giằng co giữa một bên là xu hướng tăng điểm của thị trườngMỹ sau kết quả kinh doanh của Alcoa, còn một bên là số liệu đáng thất vọng vềhoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

Mở cửa phiên này, tại thị trường Tokyo chỉ sốNikkei 225 của Nhật Bản hạ nhẹ 8,08 điểm (0,06%), xuống 14.464,82 điểm, do tỷgiá giữa đồng USD và đồng yen không có biến động đáng kể.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số ShanghaiComposite của Thượng Hải lại giảm 1,32 điểm (0,07%), xuống 1.964,13 điểm, saukhi Chính phủ Trung Quốc công bố báo cáo cho hay kim ngạch xuất khẩu của nướcnày trong tháng 6/2013 đã giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2012, còn kim ngạch nhậpkhẩu cũng giảm tương ứng 0,7%.

Thông tin này dường như đã "dội thêm gáo nướclạnh" vào giới đầu tư, bởi chỉ mới tuần trước họ đã vừa phải đón nhận báo cáotiêu cực về hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc, cho thấy sức tăngtrưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đà giảm tốc.

Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng của Hong Kong lạikhởi đầu ngày giao dịch 10/7 với mức tăng 158,72 điểm (0,77%), lên 20.841,73điểm./.

Minh Trang (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục