Chứng khoán Mỹ khép lại tuần qua ghi dấu tuần thứ hai liên tiếp nằm trong vùng đỏ, bất chấp thị trường đón nhận những thông tin khá tích cực từ nền kinh tế trong phiên cuối tuần 31/5, như lạm phát thấp và niềm tin người tiêu dùng tăng cao.
Sau khi chống đỡ khá vững vàng trước những trồi sụt bất thường trên thị trường cổ phiếu Nhật Bản, cùng việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ gia tăng thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ đã bất ngờ "đổ đèo" trong ngày cuối tuần 31/5, cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng Năm.
Đóng cửa phiên 31/5, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm và tính chung cả tuần, cả ba chỉ số này cũng đều nằm trong vùng đỏ, đánh dấu tuần đi xuống thứ hai liên tiếp. Dow Jones Industrial Average cả tuần để mất 1,2% xuống 15.115,57 điểm; S&P 500 lùi 1,2% về 1.630,74 điểm và Nasdaq Composite giảm nhẹ về 3.455,91 điểm.
Sự thận trọng của các nhà đầu tư đã bắt đầu được nhen nhóm từ tuần trước nữa sau khi Nikkei 225 của Nhật Bản có phiên lao dốc kỷ lục 7,3%. Các nhà đầu tư và phân tích chú tâm tới những chỉ số kinh tế trái chiều, qua đó cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn khá bấp bênh, đồng thời cũng lo ngại về sự khởi sắc của thị trường trái phiếu - tín hiệu cho thấy nhịp điệu tăng trưởng đã đủ mạnh để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu ngừng lại chương trình nới lỏng tiền tệ hiện hành - vốn là nhân tố hỗ trợ cho Phố Wall thăng hoa trong thời gian gần đây.
Cho đến thời điểm ngày 22/5 vẫn chưa có điều gì để Fed có thể căn cứ vào đó mà tính đến khả năng rút khỏi chương trình nới lỏng định lượng đang áp dụng. Chủ tịch Fed, Ben Bernanke, trong phiên điều trần trước Quốc hội trong cùng ngày vẫn duy trì sự thận trọng đối với khả năng rút bỏ gói kích thích tăng trưởng.
Ông cho hay việc quyết định về số phận của chương trình này còn phải chờ thêm một vài tháng nữa xem các số liệu kinh tế có cho phép hay không. Tuy nhiên, giá trái phiếu sụt giảm và lợi suất trái phiếu tăng cao lại tàn phá niềm tin của nhà đầu tư.
Các hợp đồng mua bán, sáp nhập công ty cũng là đề tài "nóng" trong tuần qua, trong đó có thương vụ nhà sản xuất và chế biến thịt lớn nhất Trung Quốc Shuanghui International mua lại hãng sản xuất và chế biến thịt lợn khổng lồ Mỹ Smithfield Foods với giá 4,7 tỷ USD, nhằm gia tăng nguồn cung thịt cho thị trường Trung Quốc. Hay như vụ MidAmerican Energy - công ty về năng lượng của tập đoàn Berkshire Hathaway thông báo mua NV Energy (trụ sở tại bang Nevada) với giá 5,6 tỷ USD nhằm mở rộng thị phần điện năng của hãng.
Các nhà phân tích dự báo thị trường trong tuần tới có khả năng còn bất ổn hơn tuần qua, trong đó các thị trường châu Âu và Nhật Bản vẫn biến động thất thường trong khi thị trường Mỹ chưa có được định hướng rõ ràng.
Các số liệu kinh tế chủ chốt trong tuần tới có thể sẽ vạch ra "đường đi nước bước" trong giao dịch cho các nhà đầu tư, trong đó có doanh số bán ôtô trong tháng Năm, chỉ số ISM ngành chế tạo, chỉ số chi tiêu xây dựng (công bố ngày thứ Hai 3/6); chỉ số ISM của lĩnh vực dịch vụ (công bố thứ Tư 5/6) và chỉ số về lượng người thất nghiệp và lượng việc làm mới được tạo ra (công bố vào thứ Sáu 7/6).
Các chuyên gia phân tích của Deutsche Bank dự báo, tình hình tuyển dụng việc làm trong tháng Năm có thể có xu hướng giảm và khu vực phi nông nghiệp có thể chỉ tạo thêm được 125.000 việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được giữ ở mức 7,5%.
Sau khi chống đỡ khá vững vàng trước những trồi sụt bất thường trên thị trường cổ phiếu Nhật Bản, cùng việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ gia tăng thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ đã bất ngờ "đổ đèo" trong ngày cuối tuần 31/5, cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng Năm.
Đóng cửa phiên 31/5, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm và tính chung cả tuần, cả ba chỉ số này cũng đều nằm trong vùng đỏ, đánh dấu tuần đi xuống thứ hai liên tiếp. Dow Jones Industrial Average cả tuần để mất 1,2% xuống 15.115,57 điểm; S&P 500 lùi 1,2% về 1.630,74 điểm và Nasdaq Composite giảm nhẹ về 3.455,91 điểm.
Sự thận trọng của các nhà đầu tư đã bắt đầu được nhen nhóm từ tuần trước nữa sau khi Nikkei 225 của Nhật Bản có phiên lao dốc kỷ lục 7,3%. Các nhà đầu tư và phân tích chú tâm tới những chỉ số kinh tế trái chiều, qua đó cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn khá bấp bênh, đồng thời cũng lo ngại về sự khởi sắc của thị trường trái phiếu - tín hiệu cho thấy nhịp điệu tăng trưởng đã đủ mạnh để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu ngừng lại chương trình nới lỏng tiền tệ hiện hành - vốn là nhân tố hỗ trợ cho Phố Wall thăng hoa trong thời gian gần đây.
Cho đến thời điểm ngày 22/5 vẫn chưa có điều gì để Fed có thể căn cứ vào đó mà tính đến khả năng rút khỏi chương trình nới lỏng định lượng đang áp dụng. Chủ tịch Fed, Ben Bernanke, trong phiên điều trần trước Quốc hội trong cùng ngày vẫn duy trì sự thận trọng đối với khả năng rút bỏ gói kích thích tăng trưởng.
Ông cho hay việc quyết định về số phận của chương trình này còn phải chờ thêm một vài tháng nữa xem các số liệu kinh tế có cho phép hay không. Tuy nhiên, giá trái phiếu sụt giảm và lợi suất trái phiếu tăng cao lại tàn phá niềm tin của nhà đầu tư.
Các hợp đồng mua bán, sáp nhập công ty cũng là đề tài "nóng" trong tuần qua, trong đó có thương vụ nhà sản xuất và chế biến thịt lớn nhất Trung Quốc Shuanghui International mua lại hãng sản xuất và chế biến thịt lợn khổng lồ Mỹ Smithfield Foods với giá 4,7 tỷ USD, nhằm gia tăng nguồn cung thịt cho thị trường Trung Quốc. Hay như vụ MidAmerican Energy - công ty về năng lượng của tập đoàn Berkshire Hathaway thông báo mua NV Energy (trụ sở tại bang Nevada) với giá 5,6 tỷ USD nhằm mở rộng thị phần điện năng của hãng.
Các nhà phân tích dự báo thị trường trong tuần tới có khả năng còn bất ổn hơn tuần qua, trong đó các thị trường châu Âu và Nhật Bản vẫn biến động thất thường trong khi thị trường Mỹ chưa có được định hướng rõ ràng.
Các số liệu kinh tế chủ chốt trong tuần tới có thể sẽ vạch ra "đường đi nước bước" trong giao dịch cho các nhà đầu tư, trong đó có doanh số bán ôtô trong tháng Năm, chỉ số ISM ngành chế tạo, chỉ số chi tiêu xây dựng (công bố ngày thứ Hai 3/6); chỉ số ISM của lĩnh vực dịch vụ (công bố thứ Tư 5/6) và chỉ số về lượng người thất nghiệp và lượng việc làm mới được tạo ra (công bố vào thứ Sáu 7/6).
Các chuyên gia phân tích của Deutsche Bank dự báo, tình hình tuyển dụng việc làm trong tháng Năm có thể có xu hướng giảm và khu vực phi nông nghiệp có thể chỉ tạo thêm được 125.000 việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được giữ ở mức 7,5%.
Thùy Chi (Theo AFP)