Ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật 510 điểm của VN-Index đã bị phá vỡ dễ dàng sau hai phiên giao dịch đầu tuần (22, 23/03). Tổng giá trị giao dịch cũng giảm sút, xuống còn khoảng 1.800 tỷ đồng/phiên.
Thách thức VN-Index quanh vùng 510 điểm
Trước đó, tại phiên giao dịch cuối cùng (19/03) của tuần trước, mặc dù thị trường giảm điểm nhưng lực cầu vẫn được duy trì và kết quả là đã có đến 54 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng giá trị xấp xỉ 2.400 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia phân tích đã cho rằng đấy là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng mua vào ở mức giá thấp.
Theo ông Nguyễn Khắc Duẩn, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đầu tư S&D, để dự đoán thị trường đi tiếp hay giảm điểm là điều khó khăn. Áp lực bán khi VN-Index gần vùng 520 điểm rất mạnh, trong khi lực mua dưới vùng 510 điểm lại tương đối vững.
Song, ông Duẩn cho rằng hoạt động giao dịch của thị trường trong những phiên vừa qua không được mạnh mẽ lắm, thanh khoản đang yếu đi. Vì vậy, cách tốt nhất-theo ông Duẩn, là thận trọng chờ đợi VN-Index thoát khỏi một trong hai khu vực nhạy cảm này.
Lạc quan hơn ông Nguyễn Anh Dũng khẳng định, VN-Index rơi về quanh vùng 510 điểm là sẽ hết đà điều chỉnh và sau đó nhiều khả năng thị trường sẽ có đi lên trong ngắn hạn.
“Có lẽ tuần này, VN-Index sẽ dao động trong biên độ hẹp để chờ đợi thông tin. Con sóng vừa Đại hội cổ đông đang dần kết thúc, do việc thông tin trước Đại hội cổ đông của nhiều mã rò rỉ và đã phản ánh vào giá cổ phiếu, góp phần đẩy thị trường lên được một chặng. Vì vậy, thị trường dừng lại để tích lũy là hợp lý, tuy nhiên thị trường sẽ không giảm sâu,” ông Dũng nói.
Nguyễn Minh Quang, Chuyên viên tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Thành Công chỉ ra một lập luận khác, nếu giao dịch trên sàn Thàn phố Hồ Chí Minh (HoSE) lên tới mức 3.000-4.000 tỷ đồng thì mới có nguy cơ phân phối tại đỉnh. Còn với tình hình giao dịch hiện nay trên, dưới 2.000 tỷ đồng thì theo đánh giá của anh Quang, lượng hàng vẫn còn được giữ lại khá nhiều.
“Hiện nay, một vài công ty chứng khoán đã cân nhắc bán ra lượng nhỏ. Trong khi đó, một số công ty chứng khoán khác lại thực hiện mua vào. Điều này cho thấy, đối với các tổ chức đầu cơ đây chưa phải là thời điểm có mức giá tốt để họ bán ra," anh Quang nói.
Tìm một mặt bằng giá mới
Bằng phương pháp phân tích cơ bản, ông Dũng cho rằng trong đợt sóng ngắn vừa qua nhiều nhà đầu đã không tự tin lắm, do vậy sẽ có một lượng tiền lớn nhảy vào khi thị trường có điều chỉnh.
“Trên thị trường, thông tin vĩ mô không có gì bất ổn. Lạm phát tháng 3/2010 dự báo ở mức 0,5% là tương đối ổn định, xua đi mối lo ngại của các nhà đầu tư trước đó. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng (GDP) quý I/2010 cũng đạt con số 5,7-5,9% là khá tốt. Chỉ tiêu tài chính các doanh nghiệp niêm yết phần nhiều tăng hơn năm trước. Ngoài ra dòng tiền của nhà đầu tư có xu hướng quay lại dài hạn. Đây là các yếu tố giúp thị trường không thể giảm mạnh, tạo cơ sở để thị trường hình thành mặt bằng giá mới,” ông Dũng phân tích
Về vấn đề này, anh Nguyễn Minh Quang cho rằng, các chính sách kiểm soát tiền tệ của Chính phủ sẽ không có thay đổi nhiều từ 3 tháng đến 6 tháng tới. Do vậy, thị trường sẽ hình thành đỉnh sóng nhỏ và sau đó sẽ có điều chỉnh. Do đó, mức giá bây giờ chưa phải là mặt bằng mới.
“Khi thị trường điều chỉnh từ 10-15%, VN-Index quay về vùng 490-500 điểm có thể tạo ra mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, tại thời điểm đó phải nhìn vào yếu tố giao dịch, nếu kết quả chuyển nhượng mỗi phiên lên tới 3.000-4.000 tỷ đồng, khiến các nhà đầu tư giảm bán sẽ tạo động lực giúp giá thị trường ổn định. Nhưng giao dịch thành công mỗi phiên dưới 2.000 tỷ đồng nhiều nhà đầu tư vẫn dũng cảm cắt lỗ, thị trường có nguy cơ xuống mạnh hơn,” anh Quang nhấn mạnh.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, ông Duẩn nhận định, tình hình thị trường tiếp tục giao dịch theo kiểu “nhì nhằng” thì có khả năng VN-Index sẽ xuống tiếp một chặng. Khi đó, khu vực tích lũy, nắm giữ dài hạn quanh mốc 500 điểm là khá an toàn.
“Cần chú ý, mặt bằng giá giữa nhóm cổ phiếu blue-chip và nhóm cổ phiếu thị giá thấp cũng khác nhau. Các mã cổ phiếu lớn thường đi theo VN-Index hoặc các thông tin vĩ mô. Các mã cổ phiếu nhỏ mang tính chất đầu cơ hơn, ảnh hưởng nhiều từ thông tin của doanh nghiệp. Khi thị trường ổn định, mức độ đầu cơ vào từng mã sẽ khác biệt,” ông Duẩn cho hay.
Ngoài ra, ông Duẩn cũng nhấn mạnh, cần phải nhìn nhận mặt bằng giá không có tác dụng đỡ giá, mà có thể hiểu tại mặt bằng đó tạo ra một vùng giao dịch trong một quãng thời gian nhất định. Nên tương lai, biến động thị trường không hẳn phụ thuộc vào đó, song xét về dài hạn khoảng dao động giá càng lâu, càng bền thì có thể coi xuất hiện mặt bằng mới về giá./.
Thách thức VN-Index quanh vùng 510 điểm
Trước đó, tại phiên giao dịch cuối cùng (19/03) của tuần trước, mặc dù thị trường giảm điểm nhưng lực cầu vẫn được duy trì và kết quả là đã có đến 54 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng giá trị xấp xỉ 2.400 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia phân tích đã cho rằng đấy là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng mua vào ở mức giá thấp.
Theo ông Nguyễn Khắc Duẩn, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đầu tư S&D, để dự đoán thị trường đi tiếp hay giảm điểm là điều khó khăn. Áp lực bán khi VN-Index gần vùng 520 điểm rất mạnh, trong khi lực mua dưới vùng 510 điểm lại tương đối vững.
Song, ông Duẩn cho rằng hoạt động giao dịch của thị trường trong những phiên vừa qua không được mạnh mẽ lắm, thanh khoản đang yếu đi. Vì vậy, cách tốt nhất-theo ông Duẩn, là thận trọng chờ đợi VN-Index thoát khỏi một trong hai khu vực nhạy cảm này.
Lạc quan hơn ông Nguyễn Anh Dũng khẳng định, VN-Index rơi về quanh vùng 510 điểm là sẽ hết đà điều chỉnh và sau đó nhiều khả năng thị trường sẽ có đi lên trong ngắn hạn.
“Có lẽ tuần này, VN-Index sẽ dao động trong biên độ hẹp để chờ đợi thông tin. Con sóng vừa Đại hội cổ đông đang dần kết thúc, do việc thông tin trước Đại hội cổ đông của nhiều mã rò rỉ và đã phản ánh vào giá cổ phiếu, góp phần đẩy thị trường lên được một chặng. Vì vậy, thị trường dừng lại để tích lũy là hợp lý, tuy nhiên thị trường sẽ không giảm sâu,” ông Dũng nói.
Nguyễn Minh Quang, Chuyên viên tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Thành Công chỉ ra một lập luận khác, nếu giao dịch trên sàn Thàn phố Hồ Chí Minh (HoSE) lên tới mức 3.000-4.000 tỷ đồng thì mới có nguy cơ phân phối tại đỉnh. Còn với tình hình giao dịch hiện nay trên, dưới 2.000 tỷ đồng thì theo đánh giá của anh Quang, lượng hàng vẫn còn được giữ lại khá nhiều.
“Hiện nay, một vài công ty chứng khoán đã cân nhắc bán ra lượng nhỏ. Trong khi đó, một số công ty chứng khoán khác lại thực hiện mua vào. Điều này cho thấy, đối với các tổ chức đầu cơ đây chưa phải là thời điểm có mức giá tốt để họ bán ra," anh Quang nói.
Tìm một mặt bằng giá mới
Bằng phương pháp phân tích cơ bản, ông Dũng cho rằng trong đợt sóng ngắn vừa qua nhiều nhà đầu đã không tự tin lắm, do vậy sẽ có một lượng tiền lớn nhảy vào khi thị trường có điều chỉnh.
“Trên thị trường, thông tin vĩ mô không có gì bất ổn. Lạm phát tháng 3/2010 dự báo ở mức 0,5% là tương đối ổn định, xua đi mối lo ngại của các nhà đầu tư trước đó. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng (GDP) quý I/2010 cũng đạt con số 5,7-5,9% là khá tốt. Chỉ tiêu tài chính các doanh nghiệp niêm yết phần nhiều tăng hơn năm trước. Ngoài ra dòng tiền của nhà đầu tư có xu hướng quay lại dài hạn. Đây là các yếu tố giúp thị trường không thể giảm mạnh, tạo cơ sở để thị trường hình thành mặt bằng giá mới,” ông Dũng phân tích
Về vấn đề này, anh Nguyễn Minh Quang cho rằng, các chính sách kiểm soát tiền tệ của Chính phủ sẽ không có thay đổi nhiều từ 3 tháng đến 6 tháng tới. Do vậy, thị trường sẽ hình thành đỉnh sóng nhỏ và sau đó sẽ có điều chỉnh. Do đó, mức giá bây giờ chưa phải là mặt bằng mới.
“Khi thị trường điều chỉnh từ 10-15%, VN-Index quay về vùng 490-500 điểm có thể tạo ra mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, tại thời điểm đó phải nhìn vào yếu tố giao dịch, nếu kết quả chuyển nhượng mỗi phiên lên tới 3.000-4.000 tỷ đồng, khiến các nhà đầu tư giảm bán sẽ tạo động lực giúp giá thị trường ổn định. Nhưng giao dịch thành công mỗi phiên dưới 2.000 tỷ đồng nhiều nhà đầu tư vẫn dũng cảm cắt lỗ, thị trường có nguy cơ xuống mạnh hơn,” anh Quang nhấn mạnh.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, ông Duẩn nhận định, tình hình thị trường tiếp tục giao dịch theo kiểu “nhì nhằng” thì có khả năng VN-Index sẽ xuống tiếp một chặng. Khi đó, khu vực tích lũy, nắm giữ dài hạn quanh mốc 500 điểm là khá an toàn.
“Cần chú ý, mặt bằng giá giữa nhóm cổ phiếu blue-chip và nhóm cổ phiếu thị giá thấp cũng khác nhau. Các mã cổ phiếu lớn thường đi theo VN-Index hoặc các thông tin vĩ mô. Các mã cổ phiếu nhỏ mang tính chất đầu cơ hơn, ảnh hưởng nhiều từ thông tin của doanh nghiệp. Khi thị trường ổn định, mức độ đầu cơ vào từng mã sẽ khác biệt,” ông Duẩn cho hay.
Ngoài ra, ông Duẩn cũng nhấn mạnh, cần phải nhìn nhận mặt bằng giá không có tác dụng đỡ giá, mà có thể hiểu tại mặt bằng đó tạo ra một vùng giao dịch trong một quãng thời gian nhất định. Nên tương lai, biến động thị trường không hẳn phụ thuộc vào đó, song xét về dài hạn khoảng dao động giá càng lâu, càng bền thì có thể coi xuất hiện mặt bằng mới về giá./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)