Hai phiên giao dịch (15/6 và 18/6) trở lại đây, chứng khoán đã lấy lại đà hồi phục. Trong hai phiên liên tiếp, chỉ số VN-Index đã tăng được 10 điểm và leo lên mốc 435 điểm, tuy nhiên HNX-Index chỉ tăng nhẹ 0,66 điểm và vẫn chốt quanh mức 74 điểm.
Theo ông Vũ Tú, Quyền Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt, thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng trở lại, chấm dứt đợt giảm năm phiên liên tiếp do thông tin Chính phủ sẽ bơm 21.000 tỷ đồng mỗi tháng vào thị trường từ nay đến cuối năm.
Ông Tú cho biết, các nhà đầu tư tỏ ra vui mừng trước thông tin này với kỳ vọng kế hoạch sẽ vực dậy nền kinh tế đang suy thoái mà theo dự báo chỉ tăng trưởng 4,31% trong sáu tháng đầu năm. Tuyên bố này đã kích thích lực cầu tăng mạnh, thanh khoản cải thiện đáng kể cho phiên 15/6.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Woori cũng nhấn mạnh, việc “bơm” tiền để hỗ trợ doanh nghiệp đã gây hiệu ứng khá tốt đối với cả hai sàn niêm yết. Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 15/6 thị trường đã có sự hồi phục khi về gần ngưỡng hỗ trợ mạnh và giúp ngưỡng này trở thành ngưỡng an toàn. Tuy nhiên triển vọng của thị trường cần phải quan sát mức thanh khoản và đà tăng tiếp theo của các phiên liên sau.
Trái lại với sự kỳ vọng trên, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán IRS vẫn giữ quan điểm thận trọng, cho rằng hoạt động giao dịch trong phiên (15/6) có khả năng “bẫy tăng giá” trên sàn HoSE và với đặc điểm thị trường hiện tại việc giao dịch chu kỳ ( T+4) chứa đựng khá rủi ro, tương tự thị trường bên phía sàn HNX vẫn đi ngang trong ngắn hạn và chưa xác định rõ xu hướng.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư tại Hà Nội cũng cho biết, mặc dù thông tin “hỗ trợ” chính sách có tác động đến tích cực tâm lý thị trường, song đối với cá nhân ông thì chưa thể vội vàng chạy theo những biến động nhất thời như thế được.
“Tôi cho rằng, kinh tế vĩ mô trong nước mặc dù đã có tín hiệu ổn định nhưng những thách thức và rủi ro từ thị trường thế giới đang ẩn chứa những tác động bất thường, khó lường tới nền kinh tế Việt Nam. Do đó, chờ đợi và giữ tiền vẫn là thượng sách,” ông Tuấn Anh nói.
Trước những biến động về giao dịch và “sự khích lệ” thông tin trên thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia Tài chính, Kinh tế nhấn mạnh, các nhà đầu tư cần phải chú ý và phân tích kỹ thông tin.
“Bởi, kế hoạch ngân sách của Chính phủ bao giờ cũng được xây dựng từ đầu năm, do đó phân tích theo tính lô gíc thì các thông tin trên chỉ mang tính thông báo định kỳ, nằm trong dự toán và không phải là con số ‘mới’. Trên thực tế, hệ thống doanh nghiệp vẫn còn đang phải luẩn quẩn với dấu hỏi lớn ‘tiền đâu, lãi suất bao nhiêu’,” ông Phong nói./.
Theo ông Vũ Tú, Quyền Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt, thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng trở lại, chấm dứt đợt giảm năm phiên liên tiếp do thông tin Chính phủ sẽ bơm 21.000 tỷ đồng mỗi tháng vào thị trường từ nay đến cuối năm.
Ông Tú cho biết, các nhà đầu tư tỏ ra vui mừng trước thông tin này với kỳ vọng kế hoạch sẽ vực dậy nền kinh tế đang suy thoái mà theo dự báo chỉ tăng trưởng 4,31% trong sáu tháng đầu năm. Tuyên bố này đã kích thích lực cầu tăng mạnh, thanh khoản cải thiện đáng kể cho phiên 15/6.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Woori cũng nhấn mạnh, việc “bơm” tiền để hỗ trợ doanh nghiệp đã gây hiệu ứng khá tốt đối với cả hai sàn niêm yết. Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 15/6 thị trường đã có sự hồi phục khi về gần ngưỡng hỗ trợ mạnh và giúp ngưỡng này trở thành ngưỡng an toàn. Tuy nhiên triển vọng của thị trường cần phải quan sát mức thanh khoản và đà tăng tiếp theo của các phiên liên sau.
Trái lại với sự kỳ vọng trên, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán IRS vẫn giữ quan điểm thận trọng, cho rằng hoạt động giao dịch trong phiên (15/6) có khả năng “bẫy tăng giá” trên sàn HoSE và với đặc điểm thị trường hiện tại việc giao dịch chu kỳ ( T+4) chứa đựng khá rủi ro, tương tự thị trường bên phía sàn HNX vẫn đi ngang trong ngắn hạn và chưa xác định rõ xu hướng.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư tại Hà Nội cũng cho biết, mặc dù thông tin “hỗ trợ” chính sách có tác động đến tích cực tâm lý thị trường, song đối với cá nhân ông thì chưa thể vội vàng chạy theo những biến động nhất thời như thế được.
“Tôi cho rằng, kinh tế vĩ mô trong nước mặc dù đã có tín hiệu ổn định nhưng những thách thức và rủi ro từ thị trường thế giới đang ẩn chứa những tác động bất thường, khó lường tới nền kinh tế Việt Nam. Do đó, chờ đợi và giữ tiền vẫn là thượng sách,” ông Tuấn Anh nói.
Trước những biến động về giao dịch và “sự khích lệ” thông tin trên thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia Tài chính, Kinh tế nhấn mạnh, các nhà đầu tư cần phải chú ý và phân tích kỹ thông tin.
“Bởi, kế hoạch ngân sách của Chính phủ bao giờ cũng được xây dựng từ đầu năm, do đó phân tích theo tính lô gíc thì các thông tin trên chỉ mang tính thông báo định kỳ, nằm trong dự toán và không phải là con số ‘mới’. Trên thực tế, hệ thống doanh nghiệp vẫn còn đang phải luẩn quẩn với dấu hỏi lớn ‘tiền đâu, lãi suất bao nhiêu’,” ông Phong nói./.
Linh Chi (Vietnam+)