Chứng khoán châu Á tiếp tục chuỗi mất điểm trong 7 tuần, khi có bằng chứng cho thấy sự phục hồi của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang gặp trở ngại.
Những lo ngại về đà phục hồi chưa vững chắc của kinh tế Mỹ, tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng như vấn đề nợ công ở khu vực đồng euro đã kéo chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm gần 1%, xuống mức thấp trong 2 tháng rưỡi.
Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế, do hậu quả của động đất và sóng thần. Thảm họa này đã dẫn tới sự khan hiếm các linh kiện chủ chốt, khiến hoạt động chế tạo trên toàn cầu bị gián đoạn.
Ở Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự báo, một phần do giá cả tăng cao. Kể từ sau khi đạt mức đỉnh vào ngày 29/4, hơn 15 số liệu kinh tế, từ số việc làm mới đến chi tiêu tiêu dùng, đều thấp hơn dự đoán của các nhà phân tích.
Sau lần mua cuối cùng 50 tỷ USD trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ dừng chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD được tiến hành từ tháng 11/2010.
Các nhà đầu tư nhận định cổ phiếu, trái phiếu, vàng và euro sẽ giảm giá sau khi FED dừng chương trình này. Việc FED dừng chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) có thể làm giảm lượng tiền mặt chảy vào châu Á, sau nhiều tháng các nhà đầu tư đổ tiền vào khu vực này để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, buộc các ngân hàng trung ương khu vực thắt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, QE2 kết thúc không có nghĩa các biện pháp kích thích kinh tế của Mỹ sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 66,23 điểm, hay 0,7%, xuống 9.448,21 điểm, sau khi số liệu của chính phủ cho thấy lượng đơn đặt hàng chế tạo chủ chốt trong tháng Tư vừa qua giảm 3,3% so với tháng 3, do thảm họa động đất-sóng thần đã tàn phá hàng loạt các nhà máy ở phía Đông Bắc nước này. Lần giảm đầu tiên trong bốn tháng này cho thấy thảm họa kép tiếp tục gây thiệt hại cho kinh tế Nhật Bản.
Cổ phiếu của Toyota Motor Corp. giảm 2,6%, sau khi thông báo vào cuối tuần trước về khả năng lợi nhuận sẽ giảm 31%, xuống 280 tỷ yen trong tài khóa 2010, do sự gián đoạn sản xuất sau thảm họa.
Những lo ngại về việc Trung Quốc chuẩn bị nâng lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 10/2010 đã ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu của Đại lục. Mặc dù nền kinh tế nhìn chung đang chậm lại, các nhà chức trách nước này chưa thể giảm bớt chính sách thắt chặt tín dụng khi lạm phát vẫn ở mức cao.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 4,76 điểm, hay 0,18%, xuống 2.700,38 điểm, với các cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ đi xuống trước những dự đoán về việc giá dầu thô giảm. Cổ phiếu của China National Offshore Oil Corp. mất 1,8%.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 87,71 điểm, hay 0,39%, lên 22.508,08 điểm. Cổ phiếu blue chip trong lĩnh vực bất động sản tại thị trường này giảm sau khi Cơ quan Tiền tệ Hong Kong thông báo về các biện pháp mạnh hơn nhằm hạ nhiệt thị trường nhà ở. Giá cổ phiếu của China Overseas Land and Investment giảm 1,9%, trong khi của China Resources Land giảm 2,3%.
Theo chiến lược gia Linus Yip của First Shanghai Securities tại Hong Kong, những nhận định về khả năng Trung Quốc tiếp tục tăng lãi suất là yếu tố chính kéo thị trường đi xuống. Tuy nhiên, sau 7 phiên giảm, cổ phiếu trên thị trường Hong Kong có thể bị bán tháo, sau đó phục hồi trong vòng một tuần.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 2,07 điểm, hay 0,1%, lên 2.048,74 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 124,87 điểm, hay 1,41%, xuống 8.712,95 điểm./.
Những lo ngại về đà phục hồi chưa vững chắc của kinh tế Mỹ, tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng như vấn đề nợ công ở khu vực đồng euro đã kéo chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm gần 1%, xuống mức thấp trong 2 tháng rưỡi.
Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế, do hậu quả của động đất và sóng thần. Thảm họa này đã dẫn tới sự khan hiếm các linh kiện chủ chốt, khiến hoạt động chế tạo trên toàn cầu bị gián đoạn.
Ở Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự báo, một phần do giá cả tăng cao. Kể từ sau khi đạt mức đỉnh vào ngày 29/4, hơn 15 số liệu kinh tế, từ số việc làm mới đến chi tiêu tiêu dùng, đều thấp hơn dự đoán của các nhà phân tích.
Sau lần mua cuối cùng 50 tỷ USD trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ dừng chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD được tiến hành từ tháng 11/2010.
Các nhà đầu tư nhận định cổ phiếu, trái phiếu, vàng và euro sẽ giảm giá sau khi FED dừng chương trình này. Việc FED dừng chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) có thể làm giảm lượng tiền mặt chảy vào châu Á, sau nhiều tháng các nhà đầu tư đổ tiền vào khu vực này để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, buộc các ngân hàng trung ương khu vực thắt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, QE2 kết thúc không có nghĩa các biện pháp kích thích kinh tế của Mỹ sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 66,23 điểm, hay 0,7%, xuống 9.448,21 điểm, sau khi số liệu của chính phủ cho thấy lượng đơn đặt hàng chế tạo chủ chốt trong tháng Tư vừa qua giảm 3,3% so với tháng 3, do thảm họa động đất-sóng thần đã tàn phá hàng loạt các nhà máy ở phía Đông Bắc nước này. Lần giảm đầu tiên trong bốn tháng này cho thấy thảm họa kép tiếp tục gây thiệt hại cho kinh tế Nhật Bản.
Cổ phiếu của Toyota Motor Corp. giảm 2,6%, sau khi thông báo vào cuối tuần trước về khả năng lợi nhuận sẽ giảm 31%, xuống 280 tỷ yen trong tài khóa 2010, do sự gián đoạn sản xuất sau thảm họa.
Những lo ngại về việc Trung Quốc chuẩn bị nâng lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 10/2010 đã ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu của Đại lục. Mặc dù nền kinh tế nhìn chung đang chậm lại, các nhà chức trách nước này chưa thể giảm bớt chính sách thắt chặt tín dụng khi lạm phát vẫn ở mức cao.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 4,76 điểm, hay 0,18%, xuống 2.700,38 điểm, với các cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ đi xuống trước những dự đoán về việc giá dầu thô giảm. Cổ phiếu của China National Offshore Oil Corp. mất 1,8%.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 87,71 điểm, hay 0,39%, lên 22.508,08 điểm. Cổ phiếu blue chip trong lĩnh vực bất động sản tại thị trường này giảm sau khi Cơ quan Tiền tệ Hong Kong thông báo về các biện pháp mạnh hơn nhằm hạ nhiệt thị trường nhà ở. Giá cổ phiếu của China Overseas Land and Investment giảm 1,9%, trong khi của China Resources Land giảm 2,3%.
Theo chiến lược gia Linus Yip của First Shanghai Securities tại Hong Kong, những nhận định về khả năng Trung Quốc tiếp tục tăng lãi suất là yếu tố chính kéo thị trường đi xuống. Tuy nhiên, sau 7 phiên giảm, cổ phiếu trên thị trường Hong Kong có thể bị bán tháo, sau đó phục hồi trong vòng một tuần.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 2,07 điểm, hay 0,1%, lên 2.048,74 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 124,87 điểm, hay 1,41%, xuống 8.712,95 điểm./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)