Tiếp đà giảm điểm của phiên hôm trước, chứng khoán châu Á tiếp tục “lao dốc” trong phiên giao dịch ngày 16/11, do những lo ngại không dứt của giới đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu kém của khu vực này, bất chấp những số liệu tích cực mới công bố của nền kinh tế Mỹ.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 78,77 điểm , tương đương 0,92%, xuống còn 8.463,16 điểm. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 30,05 điểm (1,59%), xuống 1.856,07 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của Australia mất 38,2 điểm (0,89%), đóng cửa ở mức 4.247,4 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều chốt phiên với mức giảm. Trong khi chỉ số Hang Sheng giảm mạnh 387,54 điểm (2%), xuống còn 18.960,9 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite giảm 62,80 điểm (2,48%), xuống 2.466,96 điểm.
Sau khi Thủ tướng Hy Lạp và Italy lần lượt tuyên bố từ chức, hai nhà lãnh đạo mới của các nước này là ông Mario Monti và Lucas Papademos, đã kêu gọi các nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng giải quyết các vấn đề tài chính trong nước của họ, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ công, nhân tố đe dọa sẽ đẩy nền kinh tế thế giới rơi trở lại vào suy thoái.
Tuy nhiên, đồng euro tiếp tục mất giá so với đồng USD, còn lãi suất trái phiếu chính phủ của Italy, Tây Ban Nha và thậm chí cả Pháp lại đang ngày một gia tăng, giữa lúc tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại đang “trì trệ” ở mức 0,2% trong quý 3/2011.
Trong phiên giao dịch đêm trước (15/11) tại New York, Phố Wall lại “xanh sàn”, nhờ các số liệu tích cực về nền kinh tế Mỹ vừa được công bố, khiến giới đầu tư “phớt lờ” một số dấu hiệu mới cho thấy tăng trưởng kinh tế tại châu Âu đang “giậm chân tại chỗ.”
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 17,18 điểm, tương đương 0,14%, đóng cửa ở mức 12.096,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng “khiêm tốn” 6,03 điểm (0,48%), lên 1257,81 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 28,98 điểm (1,09%), lên 2.686,20 điểm.
Sau khi trải qua phiên giao dịch tràn ngập “sắc đỏ” vào ngày hôm trước, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã đồng loạt đảo chiều đi lên trong phiên 15/11, nhờ có báo cáo khả quan về kinh tế Mỹ, cho thấy doanh số bán lẻ của nước này tiếp tục tăng mạnh trong tháng 10 vừa qua, chủ yếu là do doanh số bán các dụng cụ và thiết bị điện tử tăng cao. Trong đó, đáng chú ý là giá cổ phiếu của tập đoàn công nghệ IBM và Research In Motion (RIM) lần lượt tăng 0,75% và 4,6%.
Ngoài ra, chỉ số sản xuất tại bang New York của Mỹ cũng tăng cao trong tháng 11/2011, cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới có thể duy trì động lực tăng trưởng cho tới quý 4/2011 và đẩy lùi những lo ngại về nguy cơ suy thoái.
Cụ thể, doanh số bán lẻ của Mỹ tăng 0,5% trong tháng 10/2011, cao hơn so với mức dự báo trước đó của giới phân tích là 0,4%. Chỉ số sản xuất của bang New York tăng 0,6% trong tháng 11, đi ngược với mức giảm 8,5% trong tháng trước, đánh dấu lần tăng đầu tiên của chỉ số này kể từ tháng 5/2011.
Tuy nhiên, bất chấp xu hướng tăng điểm tại thị trường chứng khoán Mỹ, phía bên kia bờ Đại Tây Dương, “sắc đỏ” tiếp tục thống lĩnh các sàn chứng khoán châu Âu, trong bối cảnh giới đầu tư tỏ ra lo ngại về nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách khu vực, sau khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Italy đã tăng mạnh trở lại, qua ngưỡng 7%; còn lãi suất của Pháp và Tây Ban Nha cũng đồng loạt tăng cao.
Trong khi đó, số liệu mới đây cho thấy tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong quý 3 năm nay chỉ “khiêm tốn” ở mức 0,2%, dấy lên mối quan ngại rằng sự ổn định của thị trường có thể sẽ tiêu tan nếu kế hoạch thành lập chính phủ mới của Italy không thể giúp “xoa dịu” các thị trường nợ tại Eurozone.
Kết thúc phiên này, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,03% xuống 5.517,44 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm mạnh 1,92% xuống còn 3.049,13 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX trượt 0,87%, xuống 5.933,14 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 78,77 điểm , tương đương 0,92%, xuống còn 8.463,16 điểm. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 30,05 điểm (1,59%), xuống 1.856,07 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của Australia mất 38,2 điểm (0,89%), đóng cửa ở mức 4.247,4 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều chốt phiên với mức giảm. Trong khi chỉ số Hang Sheng giảm mạnh 387,54 điểm (2%), xuống còn 18.960,9 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite giảm 62,80 điểm (2,48%), xuống 2.466,96 điểm.
Sau khi Thủ tướng Hy Lạp và Italy lần lượt tuyên bố từ chức, hai nhà lãnh đạo mới của các nước này là ông Mario Monti và Lucas Papademos, đã kêu gọi các nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng giải quyết các vấn đề tài chính trong nước của họ, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ công, nhân tố đe dọa sẽ đẩy nền kinh tế thế giới rơi trở lại vào suy thoái.
Tuy nhiên, đồng euro tiếp tục mất giá so với đồng USD, còn lãi suất trái phiếu chính phủ của Italy, Tây Ban Nha và thậm chí cả Pháp lại đang ngày một gia tăng, giữa lúc tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại đang “trì trệ” ở mức 0,2% trong quý 3/2011.
Trong phiên giao dịch đêm trước (15/11) tại New York, Phố Wall lại “xanh sàn”, nhờ các số liệu tích cực về nền kinh tế Mỹ vừa được công bố, khiến giới đầu tư “phớt lờ” một số dấu hiệu mới cho thấy tăng trưởng kinh tế tại châu Âu đang “giậm chân tại chỗ.”
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 17,18 điểm, tương đương 0,14%, đóng cửa ở mức 12.096,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng “khiêm tốn” 6,03 điểm (0,48%), lên 1257,81 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 28,98 điểm (1,09%), lên 2.686,20 điểm.
Sau khi trải qua phiên giao dịch tràn ngập “sắc đỏ” vào ngày hôm trước, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã đồng loạt đảo chiều đi lên trong phiên 15/11, nhờ có báo cáo khả quan về kinh tế Mỹ, cho thấy doanh số bán lẻ của nước này tiếp tục tăng mạnh trong tháng 10 vừa qua, chủ yếu là do doanh số bán các dụng cụ và thiết bị điện tử tăng cao. Trong đó, đáng chú ý là giá cổ phiếu của tập đoàn công nghệ IBM và Research In Motion (RIM) lần lượt tăng 0,75% và 4,6%.
Ngoài ra, chỉ số sản xuất tại bang New York của Mỹ cũng tăng cao trong tháng 11/2011, cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới có thể duy trì động lực tăng trưởng cho tới quý 4/2011 và đẩy lùi những lo ngại về nguy cơ suy thoái.
Cụ thể, doanh số bán lẻ của Mỹ tăng 0,5% trong tháng 10/2011, cao hơn so với mức dự báo trước đó của giới phân tích là 0,4%. Chỉ số sản xuất của bang New York tăng 0,6% trong tháng 11, đi ngược với mức giảm 8,5% trong tháng trước, đánh dấu lần tăng đầu tiên của chỉ số này kể từ tháng 5/2011.
Tuy nhiên, bất chấp xu hướng tăng điểm tại thị trường chứng khoán Mỹ, phía bên kia bờ Đại Tây Dương, “sắc đỏ” tiếp tục thống lĩnh các sàn chứng khoán châu Âu, trong bối cảnh giới đầu tư tỏ ra lo ngại về nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách khu vực, sau khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Italy đã tăng mạnh trở lại, qua ngưỡng 7%; còn lãi suất của Pháp và Tây Ban Nha cũng đồng loạt tăng cao.
Trong khi đó, số liệu mới đây cho thấy tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong quý 3 năm nay chỉ “khiêm tốn” ở mức 0,2%, dấy lên mối quan ngại rằng sự ổn định của thị trường có thể sẽ tiêu tan nếu kế hoạch thành lập chính phủ mới của Italy không thể giúp “xoa dịu” các thị trường nợ tại Eurozone.
Kết thúc phiên này, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,03% xuống 5.517,44 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm mạnh 1,92% xuống còn 3.049,13 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX trượt 0,87%, xuống 5.933,14 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)