Chứng khoán châu Á-TBD hầu hết đều giảm điểm

Chiều 5/1, chứng khoán châu Á hầu hết đều giảm điểm, trước mối lo ngại dai dẳng của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Chiều 5/1, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương hầu hết đềugiảm điểm, trước mối lo ngại dai dẳng của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng nợtại khu vực đồng euro (Eurozone).

Mitul Kotecha, chiến lược gia thuộc Credit Agricole nhận định bất chấp cácsố liệu kinh tế khả quan từ Mỹ và châu Âu, các nhà giao dịch trên thị trường vẫnđang hướng sự chú ý của mình vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng của Hy Lạp vàTây Ban Nha.

Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cảnh báo Aten đang đối mặt với nguy cơ"vỡ nợ không thể kiểm soát" ngay trong tháng 3, nếu các nghiệp đoàn và chủ laođộng không thể nhanh chóng thống nhất được các biện pháp cắt giảm chi phí laođộng, để nâng cao sức cạnh tranh và sớm nhận thêm cứu trợ quốc tế.

Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn hàng đầu ở Hy Lạp, trong đó có GSEE, đãbác bỏ những lời kêu gọi cắt giảm hơn nữa chi phí lao động với lập luận rằngngười dân đã chịu đựng quá đủ hai năm thắt lưng buộc bụng của chính phủ, đồngthời khẳng định sẽ buộc các chủ lao động tôn trọng các thỏa thuận hiện hành vềtiền lương đã ký.

Khép lại phiên giao dịch 5/1, tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thịtrường chứng khoán Tokyo giảm 71,40 điểm (1,24%) xuống 8.488,71 điểm, do hoạtđộng bán ra chốt lời của các nhà đầu tư, sau phiên tăng điểm hôm trước và sựmạnh lên của đồng yen so với đồng euro.

Tuy nhiên, nhà phân tích Yumi Nishimur, thuộc công ty Daiwa Securities,cho rằng vào cuối phiên 5/1, chứng khoán "xứ sở hoa Anh đào" vẫn nhận được hỗtrợ từ thông tin tích cực về thị trường việc làm của Mỹ.

Phiên này, cổ phiếu của hãng Honda tăng 0,4% lên 2.453 yen/cổ phiếu, saukhi tăng mạnh trong phiên 4/1, trong khi cổ phiếu của hãng Toyota không đổi vàgiữ ở mức 2.644 yen/cổ phiếu.

Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A vàB) của thị trường chứng khoán Thượng Hải đóng cửa giảm 20,94 điểm (0,97%) xuống2.148,45 điểm.

Trong khi đó, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng tăng 86,10 điểm (0,46%) lên18.813,41 điểm, nhờ hoạt động mua vào của một số nhà giao dịch, sau các phiêngiảm điểm trong thời gian gần đây.

Chốt phiên 5/1, tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoánSeoul giảm 2,48 điểm (0,13%) xuống 1.863,74 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của thịtrường chứng khoán Sydney đánh mất 45,1 điểm (1,08%) xuống 4.142,7 điểm.

Đêm trước tại Mỹ, thị trường chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều.Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 21,04 điểm (0,17%) lên12.418,42 điểm; còn chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 0,24 điểm (0,02%) lên 1.277,30điểm.

Sau khi đi xuống vào đầu phiên, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đồng loạt đilên vào cuối phiên, nhờ báo cáo cho biết doanh số bán hàng hàng năm của các nhàsản xuất ôtô Mỹ tăng mạnh. Trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite đóng cửagiảm 0,36 điểm (0,01%) xuống 2.648,36 điểm.

Theo các chuyên gia, doanh số bán xe hơi tăng trưởng tích cực là dấu hiệucho thấy ngành công nghiệp xe hơi Mỹ sẽ bước sang năm 2012 với triển vọng sángsủa và người tiêu dùng đang tỏ ra lạc quan hơn về nền kinh tế nước này. Phiênnày, cổ phiếu của Ford và GM tăng lần lượt 1,5% và 1%.

Trong khi đó, cổ phiếu của Yahoo và eBay giảm tương ứng 3,1% và 3,8%, saukhi Yahoo chỉ định người đứng đầu phụ trách bộ phận thanh toán trực tuyến PayPalcủa eBay làm tân Giám đốc điều hành./.

Trà My (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục