Sau phiên tăng giảm không đồng nhất vào ngày 18/3, chứng khoán châu Á đã đồng loạt đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 19/3.
Trong số các thị trường chứng khoán tăng điểm dẫn đầu là chứng khoán Nhật Bản với sự đóng góp của nhóm cổ phiếu của các nhà xuất khẩu và các ngành liên quan đến tiêu dùng.
Tâm lý lạc quan của giới đầu tư về triển vọng phục hồi vững chắc của kinh tế toàn cầu đã giúp các thị trường đóng cửa đều lên điểm, đánh dấu tuần tăng điểm thứ sáu liên tiếp của chứng khoán châu Á.
Đóng góp lớn vào sự đi lên của thị trường châu Á phiên 19/3 là màu xanh trên thị trường Phố Wall hôm trước, nhờ những số liệu khả quan về tình hình lạm phát và việc làm tại Mỹ, qua đó củng cố khả năng về một chính sách tiền tệ sẽ được duy trì theo hướng hỗ trợ tăng trưởng và thanh khoản tín dụng sẽ dồi dào, cùng niềm tin đang trở lại.
Đây cũng là phiên tăng điểm thứ tám liên tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ. Các nhà đầu tư đang mạnh tay rót tiền vào thị trường chứng khoán và trái phiếu. Tuy nhiên, hai mối lo lớn nhất của các nhà đầu tư tại thời điểm này, là cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và nguy cơ lạm phát tại Trung Quốc, vẫn đang treo lơ lửng.
Theo Giám đốc nghiên cứu của Forex.com, Jane Foley, các vấn đề nợ của Hy Lạp không thể được giải quyết một cách nhanh chóng trong ngày một ngày hai, và chính phủ nước này cần phải làm rõ một số vấn đề trước khi thuyết phục được thị trường tin rằng họ có thể thực hiện được cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Hy Lạp vẫn còn rất nhiều thử thách ở phía trước, trong đó có nghĩa vụ thanh toán số nợ 20 tỷ euro trong mùa Xuân này. Có tin đồn cho rằng có nhiều khả năng Hy Lạp sẽ phải viện đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nếu vào cuộc họp trong tuần tới, các nhà lãnh đạo EU không thông qua kế hoạch giải cứu nước này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/3, tất cả các thị trường chính của khu vực đều đồng loạt tăng điểm, trong đó tăng mạnh nhất là chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản với mức tăng 0,75%. Tiếp đến là các sàn chứng khoán Trung Quốc tăng 0,71%, Hàn Quốc (0,65%), Singapore (0,34%), Hongkong và Australia đều tăng 0,19%, và Đài Loan (0,15%)./.
Trong số các thị trường chứng khoán tăng điểm dẫn đầu là chứng khoán Nhật Bản với sự đóng góp của nhóm cổ phiếu của các nhà xuất khẩu và các ngành liên quan đến tiêu dùng.
Tâm lý lạc quan của giới đầu tư về triển vọng phục hồi vững chắc của kinh tế toàn cầu đã giúp các thị trường đóng cửa đều lên điểm, đánh dấu tuần tăng điểm thứ sáu liên tiếp của chứng khoán châu Á.
Đóng góp lớn vào sự đi lên của thị trường châu Á phiên 19/3 là màu xanh trên thị trường Phố Wall hôm trước, nhờ những số liệu khả quan về tình hình lạm phát và việc làm tại Mỹ, qua đó củng cố khả năng về một chính sách tiền tệ sẽ được duy trì theo hướng hỗ trợ tăng trưởng và thanh khoản tín dụng sẽ dồi dào, cùng niềm tin đang trở lại.
Đây cũng là phiên tăng điểm thứ tám liên tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ. Các nhà đầu tư đang mạnh tay rót tiền vào thị trường chứng khoán và trái phiếu. Tuy nhiên, hai mối lo lớn nhất của các nhà đầu tư tại thời điểm này, là cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và nguy cơ lạm phát tại Trung Quốc, vẫn đang treo lơ lửng.
Theo Giám đốc nghiên cứu của Forex.com, Jane Foley, các vấn đề nợ của Hy Lạp không thể được giải quyết một cách nhanh chóng trong ngày một ngày hai, và chính phủ nước này cần phải làm rõ một số vấn đề trước khi thuyết phục được thị trường tin rằng họ có thể thực hiện được cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Hy Lạp vẫn còn rất nhiều thử thách ở phía trước, trong đó có nghĩa vụ thanh toán số nợ 20 tỷ euro trong mùa Xuân này. Có tin đồn cho rằng có nhiều khả năng Hy Lạp sẽ phải viện đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nếu vào cuộc họp trong tuần tới, các nhà lãnh đạo EU không thông qua kế hoạch giải cứu nước này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/3, tất cả các thị trường chính của khu vực đều đồng loạt tăng điểm, trong đó tăng mạnh nhất là chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản với mức tăng 0,75%. Tiếp đến là các sàn chứng khoán Trung Quốc tăng 0,71%, Hàn Quốc (0,65%), Singapore (0,34%), Hongkong và Australia đều tăng 0,19%, và Đài Loan (0,15%)./.
Thùy Chi (Vietnam+)