Phiên giao dịch ngày 9/3 của các thị trường chứng khoán châu Á diễn ra khá yên ắng, với tất cả các thị trường đều tăng giảm không quá 1%, bất chấp những tín hiệu đáng khích lệ;.
Trong đó có việc giá dầu hạ nhiệt, Nhật Bản nhận được nhiều đơn đặt hàng máy móc hơn dự kiến trong tháng Một vừa qua và sự lên điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước.
Trong phiên này, chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,1%, trong đó dẫn đầu là cổ phiếu khối tài chính và hàng hóa tiêu dùng lâu bền.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei tiếp tục phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp, với việc ghi thêm 64,31 điểm, tức 0,61% so với phiên 8/3 lên 10.589,50 điểm, sau thông tin cho biết đơn đặt hàng máy móc của khu vực kinh tế tư nhân nước này trong tháng Một năm nay đã tăng 4,2% so với tháng trước đó, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2010.
Theo giới giao dịch, các thị trường tài chính đang chao đảo vì những lo ngại rằng giá dầu tăng cao sẽ kìm hãm đà tăng trưởng toàn cầu, cho nên việc giá nhiên liệu này hạ nhiệt đã đưa tới phản ứng tích cực trên các thị trường chứng khoán.
Kenichi Hirano, nhà quản lý của Công ty chứng khoán Tachibana Securities, nhận định rằng trong tương lai gần, chỉ số Nikkei và Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ sẽ phản ứng trước những thay đổi dù nhỏ nhất của giá dầu.
Cùng ngày, giá dầu ngọt nhẹ đã giảm xuống dưới 105 USD/thùng sau khi các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đánh tín hiệu về việc tăng sản lượng để hạn chế những ảnh hưởng của tình trạng rối loạn ở Trung Đông và Bắc Phi.
Tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số KOSPI tăng 5,15 điểm (0,26%) lên 2.001,47 điểm, trong đó cổ phiếu của các ngân hàng tăng mạnh, trong bối cảnh ngân hàng trung ương nước này chuẩn bị họp bàn chính sách vào ngày 10/3, với khả năng sẽ tăng lãi suất để đối phó với các áp lực giá, sau khi tại cuộc họp tháng Hai vừa qua, ngân hàng đã khiến các thị trường không khỏi bất ngờ với quyết định giữ nguyên lãi suất.
Cũng trong ngày, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong kong tăng 98,41 điểm (0,42%) lên 23.810,11 điểm, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm 40,40 điểm (0,8%) xuống 4.767,80 điểm. Các thị trường chứng khoán Singapore và New Zealand cũng đi xuống.
Hiện nay, các thị trường chứng khoán vẫn rất dễ bị tổn thương, trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Libya đã lan sang các nước sản xuất dầu khác trong khu vực, nhất là Arập Xêút.
Hiện sản lượng dầu thô của Libya đã giảm khoảng 60% do khủng hoảng chính trị và người ta đang lo ngại về tình hình tương tự ở các nước khác tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Jian Wei, nhà giao dịch cao cấp thuộc công ty City Index Australia ở Sydney, nơi mà giá hàng hóa giảm đang kéo theo sự xuống giá cổ phiếu của các công ty khai mỏ, nói: "Cuộc khủng hoảng ở Libya càng kéo dài, giới đầu tư sẽ càng giữ tâm lý lo ngại. Hiện nay, nhiều người đã kháo nhau rằng nếu tình hình hiện nay tiếp diễn, nó có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của một số nền kinh tế."/.
Trong đó có việc giá dầu hạ nhiệt, Nhật Bản nhận được nhiều đơn đặt hàng máy móc hơn dự kiến trong tháng Một vừa qua và sự lên điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước.
Trong phiên này, chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,1%, trong đó dẫn đầu là cổ phiếu khối tài chính và hàng hóa tiêu dùng lâu bền.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei tiếp tục phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp, với việc ghi thêm 64,31 điểm, tức 0,61% so với phiên 8/3 lên 10.589,50 điểm, sau thông tin cho biết đơn đặt hàng máy móc của khu vực kinh tế tư nhân nước này trong tháng Một năm nay đã tăng 4,2% so với tháng trước đó, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2010.
Theo giới giao dịch, các thị trường tài chính đang chao đảo vì những lo ngại rằng giá dầu tăng cao sẽ kìm hãm đà tăng trưởng toàn cầu, cho nên việc giá nhiên liệu này hạ nhiệt đã đưa tới phản ứng tích cực trên các thị trường chứng khoán.
Kenichi Hirano, nhà quản lý của Công ty chứng khoán Tachibana Securities, nhận định rằng trong tương lai gần, chỉ số Nikkei và Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ sẽ phản ứng trước những thay đổi dù nhỏ nhất của giá dầu.
Cùng ngày, giá dầu ngọt nhẹ đã giảm xuống dưới 105 USD/thùng sau khi các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đánh tín hiệu về việc tăng sản lượng để hạn chế những ảnh hưởng của tình trạng rối loạn ở Trung Đông và Bắc Phi.
Tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số KOSPI tăng 5,15 điểm (0,26%) lên 2.001,47 điểm, trong đó cổ phiếu của các ngân hàng tăng mạnh, trong bối cảnh ngân hàng trung ương nước này chuẩn bị họp bàn chính sách vào ngày 10/3, với khả năng sẽ tăng lãi suất để đối phó với các áp lực giá, sau khi tại cuộc họp tháng Hai vừa qua, ngân hàng đã khiến các thị trường không khỏi bất ngờ với quyết định giữ nguyên lãi suất.
Cũng trong ngày, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong kong tăng 98,41 điểm (0,42%) lên 23.810,11 điểm, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm 40,40 điểm (0,8%) xuống 4.767,80 điểm. Các thị trường chứng khoán Singapore và New Zealand cũng đi xuống.
Hiện nay, các thị trường chứng khoán vẫn rất dễ bị tổn thương, trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Libya đã lan sang các nước sản xuất dầu khác trong khu vực, nhất là Arập Xêút.
Hiện sản lượng dầu thô của Libya đã giảm khoảng 60% do khủng hoảng chính trị và người ta đang lo ngại về tình hình tương tự ở các nước khác tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Jian Wei, nhà giao dịch cao cấp thuộc công ty City Index Australia ở Sydney, nơi mà giá hàng hóa giảm đang kéo theo sự xuống giá cổ phiếu của các công ty khai mỏ, nói: "Cuộc khủng hoảng ở Libya càng kéo dài, giới đầu tư sẽ càng giữ tâm lý lo ngại. Hiện nay, nhiều người đã kháo nhau rằng nếu tình hình hiện nay tiếp diễn, nó có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của một số nền kinh tế."/.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)