Trong phiên giao dịch ngày 16/9, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á đều đi xuống do nhiều nhà đầu tư muốn chốt lãi sau đợt lên giá gần đây.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 1%, với nhóm cổ phiếu tài chính và nguyên vật liệu mất giá mạnh nhất.
Các thị trường chứng khoán trong khu vực vừa trải qua một đợt phục hồi kéo dài 4 phiên, sau khi các ngân hàng trung ương đạt được thỏa thuận nhằm giúp các tổ chức tín dụng đối phó với những biến cố tài chính.
Phố Wall cũng không cung cấp nhiều định hướng cho nhà đầu tư, khi chỉ số Dow Jones tăng 0,44% trong một phiên giao dịch luôn trở chiều.
Tại Mỹ, sản lượng công nghiệp trong tháng 8/2010 chỉ tăng 0,2%, so với mức tăng 0,6% của tháng trước đó, và thấp hơn dự báo của các chuyên gia phân tích.
Phiên 16/9 tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei giảm 7,06 điểm xuống 9.509,5 điểm. Tuy nhiên, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật Bản khá được giá do thị trường cho rằng Tokyo sẽ mạnh tay đề kiềm chế đồng yên mạnh. Giá cổ phiếu của Toyota Motor Corp. và Sony cùng tăng 1,7%.
Thị trường Seoul, Đài Bắc và Sydney đóng cửa với mức giảm tương ứng 0,66%, 0,78% và 1,21%.
Thị trường Manila và Wellington là những điểm xanh hiếm hoi trên bản đồ chứng khoán khu vực, với mức tăng 31,98 điểm và 0,35 điểm.
Hiện nhà đầu tư chứng khoán đang nóng lòng chờ đợi những thống kê về lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ, chỉ số giá bán buôn và hoạt động của khu vực chế tạo nước này, dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày 16/9.
Ở thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 16/9, các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại châu Âu hầu như không biến động nhiều so với phiên trước./.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 1%, với nhóm cổ phiếu tài chính và nguyên vật liệu mất giá mạnh nhất.
Các thị trường chứng khoán trong khu vực vừa trải qua một đợt phục hồi kéo dài 4 phiên, sau khi các ngân hàng trung ương đạt được thỏa thuận nhằm giúp các tổ chức tín dụng đối phó với những biến cố tài chính.
Phố Wall cũng không cung cấp nhiều định hướng cho nhà đầu tư, khi chỉ số Dow Jones tăng 0,44% trong một phiên giao dịch luôn trở chiều.
Tại Mỹ, sản lượng công nghiệp trong tháng 8/2010 chỉ tăng 0,2%, so với mức tăng 0,6% của tháng trước đó, và thấp hơn dự báo của các chuyên gia phân tích.
Phiên 16/9 tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei giảm 7,06 điểm xuống 9.509,5 điểm. Tuy nhiên, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật Bản khá được giá do thị trường cho rằng Tokyo sẽ mạnh tay đề kiềm chế đồng yên mạnh. Giá cổ phiếu của Toyota Motor Corp. và Sony cùng tăng 1,7%.
Thị trường Seoul, Đài Bắc và Sydney đóng cửa với mức giảm tương ứng 0,66%, 0,78% và 1,21%.
Thị trường Manila và Wellington là những điểm xanh hiếm hoi trên bản đồ chứng khoán khu vực, với mức tăng 31,98 điểm và 0,35 điểm.
Hiện nhà đầu tư chứng khoán đang nóng lòng chờ đợi những thống kê về lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ, chỉ số giá bán buôn và hoạt động của khu vực chế tạo nước này, dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày 16/9.
Ở thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 16/9, các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại châu Âu hầu như không biến động nhiều so với phiên trước./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)