Chứng khoán châu Á tiếp tục diễn biến không đồng nhất trong phiên giao dịch ngày 17/8, sau khi cuộc họp diễn ra ngày 16/8 giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel bàn về kế hoạch giải cứu khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khỏi cuộc khủng hoảng nợ đã không mang lại kết quả như mong đợi.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 50,17 điểm, tương đương 0,55%, lên 9.057,26 điểm, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn còn quan ngại trước triển vọng kinh tế của Mỹ và châu Âu, còn tỷ giá đồng yen thì không ngừng “leo thang.”
Đáng chú ý là cổ phiếu của Elpida Memory giảm 3,9%, xuống 517 yen/cổ phiếu, cổ phiếu của Renesas Electronics giảm 2,73%, đóng cửa ở mức 534 yen/cổ phiếu, còn cổ phiếu của Sony cũng giảm 0,76%, xuống 1.687 yen/cổ phiếu, sau khi tập đoàn điện tử danh tiếng này thông báo hạ giá bán bộ trò chơi điện tử PlayStation3.
Tuy nhiên, một số thị trường chứng khoán chủ chốt khác của châu Á lại đón nhận một phiên tăng điểm trong ngày 17/8 này.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng nhẹ 12,8 điểm (0,68%) lên 1.892,67 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tăng 56,6 điểm, tương đương 1,32%, lên 4.303,9 điểm.
Tại Trung Quốc, hai chỉ số chính là Hang Seng của Hong Kong và Composite của Thượng Hải lại biến động trái chiều. Trong khi chỉ số Hang Seng tăng mạnh 76,95 điểm, lên 20.289,03 điểm, thì chỉ số Composite lại giảm 6,91 điểm, đóng cửa ở mức 2.601,26 điểm.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (16/8) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall đồng loạt quay đầu giảm điểm, sau khi kết quả đáng thất vọng của cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Pháp và Đức, hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã làm tiêu tan hy vọng của giới đầu tư về việc đưa ra các biện pháp khẩn cấp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang ngày càng lan rộng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 76,97 điểm, tương đương 0,67%, đóng cửa ở mức 11.405,93 điểm; chỉ số S&P 500 cũng giảm 11,73 điểm (0,97%) xuống 1.192,76 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 31,75 điểm (1,24%), xuống 2.523,45 điểm.
Chuyên gia phân tích Charles Schwab cho hay cuộc họp giữa Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy và thủ tướng Angela Merkel của Đức không đưa ra được những kế hoạch mới trong việc đối phó với "bóng đen" nợ nần đang bao trùm khu vực châu Âu.
Hai nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ đề xuất một cơ chế thuế quan trên toàn Liên minh châu Âu trong lĩnh vực giao dịch tài chính, song lại không đưa ra chi tiết.
Ngoài ra, ông Sarkozy và bà Merkel cũng tuyên bố sẽ thiết lập một chính phủ kinh tế của Eurozone, nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cam kết của họ không đủ để "xoa dịu" những lo ngại của giới đầu tư về viễn cảnh kinh tế "u ám" tại châu Âu.
Tình hình tại châu Âu càng làm dấy lên mối lo ngại của giới đầu tư về nguy cơ nền kinh tế toàn cầu rơi trở lại suy thoái, cũng như sự suy yếu trong tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, các số liệu kinh tế Mỹ cũng lên xuống thất thường. Số lượng giấy phép xây dựng cấp tại Mỹ trong tháng 7/2011 tiếp tục sụt giảm, song chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này trong cùng kỳ lại tăng 0,9%.
Cũng trong phiên giao dịch 16/8, các thị trường chứng khoán tại châu Âu diễn biến không đồng nhất. Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,11% lên 5.357,63 điểm.
Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX giảm 0,45%, đóng cửa ở mức 5.994,90 điểm và tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng giảm 0,25% xuống 3.230,90 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 50,17 điểm, tương đương 0,55%, lên 9.057,26 điểm, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn còn quan ngại trước triển vọng kinh tế của Mỹ và châu Âu, còn tỷ giá đồng yen thì không ngừng “leo thang.”
Đáng chú ý là cổ phiếu của Elpida Memory giảm 3,9%, xuống 517 yen/cổ phiếu, cổ phiếu của Renesas Electronics giảm 2,73%, đóng cửa ở mức 534 yen/cổ phiếu, còn cổ phiếu của Sony cũng giảm 0,76%, xuống 1.687 yen/cổ phiếu, sau khi tập đoàn điện tử danh tiếng này thông báo hạ giá bán bộ trò chơi điện tử PlayStation3.
Tuy nhiên, một số thị trường chứng khoán chủ chốt khác của châu Á lại đón nhận một phiên tăng điểm trong ngày 17/8 này.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng nhẹ 12,8 điểm (0,68%) lên 1.892,67 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tăng 56,6 điểm, tương đương 1,32%, lên 4.303,9 điểm.
Tại Trung Quốc, hai chỉ số chính là Hang Seng của Hong Kong và Composite của Thượng Hải lại biến động trái chiều. Trong khi chỉ số Hang Seng tăng mạnh 76,95 điểm, lên 20.289,03 điểm, thì chỉ số Composite lại giảm 6,91 điểm, đóng cửa ở mức 2.601,26 điểm.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (16/8) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall đồng loạt quay đầu giảm điểm, sau khi kết quả đáng thất vọng của cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Pháp và Đức, hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã làm tiêu tan hy vọng của giới đầu tư về việc đưa ra các biện pháp khẩn cấp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang ngày càng lan rộng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 76,97 điểm, tương đương 0,67%, đóng cửa ở mức 11.405,93 điểm; chỉ số S&P 500 cũng giảm 11,73 điểm (0,97%) xuống 1.192,76 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 31,75 điểm (1,24%), xuống 2.523,45 điểm.
Chuyên gia phân tích Charles Schwab cho hay cuộc họp giữa Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy và thủ tướng Angela Merkel của Đức không đưa ra được những kế hoạch mới trong việc đối phó với "bóng đen" nợ nần đang bao trùm khu vực châu Âu.
Hai nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ đề xuất một cơ chế thuế quan trên toàn Liên minh châu Âu trong lĩnh vực giao dịch tài chính, song lại không đưa ra chi tiết.
Ngoài ra, ông Sarkozy và bà Merkel cũng tuyên bố sẽ thiết lập một chính phủ kinh tế của Eurozone, nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cam kết của họ không đủ để "xoa dịu" những lo ngại của giới đầu tư về viễn cảnh kinh tế "u ám" tại châu Âu.
Tình hình tại châu Âu càng làm dấy lên mối lo ngại của giới đầu tư về nguy cơ nền kinh tế toàn cầu rơi trở lại suy thoái, cũng như sự suy yếu trong tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, các số liệu kinh tế Mỹ cũng lên xuống thất thường. Số lượng giấy phép xây dựng cấp tại Mỹ trong tháng 7/2011 tiếp tục sụt giảm, song chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này trong cùng kỳ lại tăng 0,9%.
Cũng trong phiên giao dịch 16/8, các thị trường chứng khoán tại châu Âu diễn biến không đồng nhất. Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,11% lên 5.357,63 điểm.
Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX giảm 0,45%, đóng cửa ở mức 5.994,90 điểm và tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng giảm 0,25% xuống 3.230,90 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)