Trong phiên giao dịch ngày 15/3, các thị trường chứng khoán châu Á đi xuống từ mức cao trong gần 7 tuần, sau khi báo cáo công bố cuối tuần trước cho thấy niềm tin tiêu dùng tại Mỹ giảm trong đầu tháng 3 khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn trước đà phục hồi chưa thực sự vững chắc của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi những quyết định về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tại các cuộc họp sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Cả FED và BoJ được dự đoán sẽ tiếp tục các chính sách tiền tệ nới lỏng, với việc giữ lãi suất ở các mức rất thấp, nhằm hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, bất kỳ một thông tin mới nào về "cuộc giải cứu" Hy Lạp cũng sẽ có tác động đến diễn biến của các thị trường.
Chứng khoán châu Á đi xuống còn do bất đồng về tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc khiến sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro giảm.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cuối tuần trước khẳng định đồng Nhân dân tệ không bị định giá thấp và bác bỏ những kêu gọi đòi Trung Quốc nâng giá đồng nội tệ. Phát biểu này dẫn tới dự đoán giá trị đồng tiền này sẽ không được điều chỉnh sớm.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (ngoài Nhật Bản) giảm 1% vào giữa buổi chiều, trong khi chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản kết thúc ổn định.
Chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu đà sụt giảm của khu vực, do những lo ngại Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với tình trạng lạm phát đang gia tăng. Những lo ngại này cũng là nguyên nhân khiến chứng khoán Hongkong sụt giảm.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 0,72 điểm, hay 0,01%, đóng cửa ở 10.751,98 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hongkong giảm 130,64 điểm, hay 0,62%, lên 21.079,1 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 1,21%, hay 36,47 điểm, xuống 2.976,94 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 113,41 điểm, hay 1,46%, lên 7.634,92 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,8%, xuống 1.648,42 điểm. Chứng khoán Australia giảm 0,7%./.
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi những quyết định về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tại các cuộc họp sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Cả FED và BoJ được dự đoán sẽ tiếp tục các chính sách tiền tệ nới lỏng, với việc giữ lãi suất ở các mức rất thấp, nhằm hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, bất kỳ một thông tin mới nào về "cuộc giải cứu" Hy Lạp cũng sẽ có tác động đến diễn biến của các thị trường.
Chứng khoán châu Á đi xuống còn do bất đồng về tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc khiến sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro giảm.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cuối tuần trước khẳng định đồng Nhân dân tệ không bị định giá thấp và bác bỏ những kêu gọi đòi Trung Quốc nâng giá đồng nội tệ. Phát biểu này dẫn tới dự đoán giá trị đồng tiền này sẽ không được điều chỉnh sớm.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (ngoài Nhật Bản) giảm 1% vào giữa buổi chiều, trong khi chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản kết thúc ổn định.
Chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu đà sụt giảm của khu vực, do những lo ngại Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với tình trạng lạm phát đang gia tăng. Những lo ngại này cũng là nguyên nhân khiến chứng khoán Hongkong sụt giảm.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 0,72 điểm, hay 0,01%, đóng cửa ở 10.751,98 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hongkong giảm 130,64 điểm, hay 0,62%, lên 21.079,1 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 1,21%, hay 36,47 điểm, xuống 2.976,94 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 113,41 điểm, hay 1,46%, lên 7.634,92 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,8%, xuống 1.648,42 điểm. Chứng khoán Australia giảm 0,7%./.
Lê Minh (Vietnam+)