Trong phiên giao dịch ngày 4/12, các thị trường chứng khoán châu Á có những diễn biến trái ngược khi số liệu cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ yếu hơn dự kiến trong lúc nhà đầu tư đang lo ngại về các cuộc thương lượng nhằm tránh "vách đá tài chính" ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2% từ mức cao chín tháng đạt được vào ngày 3/12. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 4,84 điểm, hay 0,25%, xuống 1.935,18 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 25,72 điểm, hay 0,27% xuống 9.432,46 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 27,9 điểm, hay 0,62%, xuống 4.503,6 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 1,07 điểm, hay 0,01%, lên 7.600,98 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 32,12 điểm, hay 0,15%, lên 21.799,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 15,38 điểm, hay 0,78%, lên 1.975,14 điểm.
Số liệu của Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ giảm trong tháng 11 sau hai tháng tăng trưởng. Chỉ số quản lý sức mua theo điều tra của ISM giảm xuống 49,5 trong tháng 11, so với 51,7 trong tháng 10 và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009.
Các doanh nghiệp được điều tra đổ lỗi cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và sự không chắc chắn về các cuộc tranh luận tại Washington về "vách đá tài chính" là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm này.
Các chính trị gia Mỹ vẫn còn thời gian đến cuối tháng để đạt thỏa thuận về các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách và tránh "vách đá tài chính" vốn đang tiềm ẩn mối nguy đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. Tuy nhiên, cho đến nay, các cuộc thương lượng vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển, khi các nghị sỹ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong Quốc hội đang đổ lỗi lẫn nhau cho sự bế tắc hiện nay.
Trong khi hầu hết các nhà phân tích cho rằng chính giới Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận trước hạn chót, việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu sẽ tác động ở một mức độ nào đó đến tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm tới. Thị trường sẽ có phản ứng trước rủi ro chưa được đẩy lùi này.
Ở châu Âu, Hy Lạp bắt đầu thực hiện chương trình mua lại nợ từ chủ nợ tư nhân với mức giá giảm mạnh, điều kiện căn bản để nước này nhận được khoản cứu trợ tiếp theo từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trong khi đó, các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro đã "bật đèn xanh" cho việc tái cấp vốn 39,5 tỷ euro cho các ngân hàng Tây Ban Nha trong tuần tới. Kế hoạch ban đầu cho việc cứu trợ 17 tỷ euro cho Cộng hòa Síp cũng đã được phác thảo./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2% từ mức cao chín tháng đạt được vào ngày 3/12. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 4,84 điểm, hay 0,25%, xuống 1.935,18 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 25,72 điểm, hay 0,27% xuống 9.432,46 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 27,9 điểm, hay 0,62%, xuống 4.503,6 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 1,07 điểm, hay 0,01%, lên 7.600,98 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 32,12 điểm, hay 0,15%, lên 21.799,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 15,38 điểm, hay 0,78%, lên 1.975,14 điểm.
Số liệu của Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ giảm trong tháng 11 sau hai tháng tăng trưởng. Chỉ số quản lý sức mua theo điều tra của ISM giảm xuống 49,5 trong tháng 11, so với 51,7 trong tháng 10 và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009.
Các doanh nghiệp được điều tra đổ lỗi cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và sự không chắc chắn về các cuộc tranh luận tại Washington về "vách đá tài chính" là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm này.
Các chính trị gia Mỹ vẫn còn thời gian đến cuối tháng để đạt thỏa thuận về các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách và tránh "vách đá tài chính" vốn đang tiềm ẩn mối nguy đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. Tuy nhiên, cho đến nay, các cuộc thương lượng vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển, khi các nghị sỹ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong Quốc hội đang đổ lỗi lẫn nhau cho sự bế tắc hiện nay.
Trong khi hầu hết các nhà phân tích cho rằng chính giới Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận trước hạn chót, việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu sẽ tác động ở một mức độ nào đó đến tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm tới. Thị trường sẽ có phản ứng trước rủi ro chưa được đẩy lùi này.
Ở châu Âu, Hy Lạp bắt đầu thực hiện chương trình mua lại nợ từ chủ nợ tư nhân với mức giá giảm mạnh, điều kiện căn bản để nước này nhận được khoản cứu trợ tiếp theo từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trong khi đó, các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro đã "bật đèn xanh" cho việc tái cấp vốn 39,5 tỷ euro cho các ngân hàng Tây Ban Nha trong tuần tới. Kế hoạch ban đầu cho việc cứu trợ 17 tỷ euro cho Cộng hòa Síp cũng đã được phác thảo./.
Lê Minh (TTXVN)