Trong phiên giao dịch ngày 5/5, các thị trường chứng khoán châu Á biến động không đồng nhất, trong bối cảnh hoạt động mua vào cuối phiên đã giúp bù đắp những tác động từ các số liệu bi quan về tình hình kinh tế Mỹ.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tuần, song đã phục hồi vào cuối phiên khi tăng 13,6 điểm (0,29%) lên 4.753,7 điểm, nhờ hoạt động "săn" cổ phiếu giá rẻ của các nhà giao dịch.
Cùng đà tăng điểm, tại thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc), chỉ số Shanghai Composite, bao gồm cả cổ phiếu loại A và B, tăng 6,39 điểm (0,22%) lên 2.872,40 điểm, nhờ hoạt động mua vào của các nhà đầu tư, sau khi chỉ số này giảm điểm mạnh trong phiên hôm trước. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 53,63 điểm (0,23%) và đóng cửa ở mức 23.261,61 điểm.
Đây là phiên giảm điểm thứ 7 liên tiếp của thị trường chứng khoán Hong Kong, do tâm lý lo ngại của giới đầu tư về các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, nhằm kiềm chế con ngựa lạm phát "bất kham."
Theo giới phân tích, đà đi xuống của thị trường hàng hóa trong tuần này đã gây sức ép khiến thị trường chứng khoán châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) phiên cùng ngày giảm điểm ngày thứ 3 liên tiếp, sau khi đã leo lên mức cao nhất trong ba năm vào tuần trước.
Khoon Goh, nhà kinh tế thuộc ngân hàng ANZ, có trụ sở tại Wellington, cho rằng sau đợt tăng giá mạnh của các loại hàng hóa thời gian vừa rồi, nhiều nhà giao dịch đang đặt câu hỏi liệu mức giá cao này có thực sự thỏa đáng.
Đêm trước tại Mỹ, sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán Mỹ, theo sau những số liệu không mấy lạc quan về tình hình việc làm và lĩnh vực dịch vụ của nước này. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 83,93 điểm (0,66%) xuống 12.723,58 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm 9,3 điểm (0,69%) xuống 1.347,32 điểm.
Nhà phân tích Charles Schwab nhận định chứng khoán Mỹ giảm điểm là do tâm lý chán nản của các nhà đầu tư trước những thông tin đáng thất vọng về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Theo báo cáo của công ty ADP, trong tháng Tư vừa qua, các công ty ty nhân của Mỹ chỉ tạo mới 179.000 việc làm, thấp hơn so với tháng Ba năm nay với 207.000 việc làm; Viện Điều hành Nguồn Mỹ cũng cho biết tốc độ tăng của lĩnh vực dịch vụ trong cùng tháng đã chậm lại; hiện dịch vụ chiếm 70% các hoạt động kinh tế của Mỹ.
Trong phiên, thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đóng cửa nghỉ lễ./.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tuần, song đã phục hồi vào cuối phiên khi tăng 13,6 điểm (0,29%) lên 4.753,7 điểm, nhờ hoạt động "săn" cổ phiếu giá rẻ của các nhà giao dịch.
Cùng đà tăng điểm, tại thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc), chỉ số Shanghai Composite, bao gồm cả cổ phiếu loại A và B, tăng 6,39 điểm (0,22%) lên 2.872,40 điểm, nhờ hoạt động mua vào của các nhà đầu tư, sau khi chỉ số này giảm điểm mạnh trong phiên hôm trước. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 53,63 điểm (0,23%) và đóng cửa ở mức 23.261,61 điểm.
Đây là phiên giảm điểm thứ 7 liên tiếp của thị trường chứng khoán Hong Kong, do tâm lý lo ngại của giới đầu tư về các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, nhằm kiềm chế con ngựa lạm phát "bất kham."
Theo giới phân tích, đà đi xuống của thị trường hàng hóa trong tuần này đã gây sức ép khiến thị trường chứng khoán châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) phiên cùng ngày giảm điểm ngày thứ 3 liên tiếp, sau khi đã leo lên mức cao nhất trong ba năm vào tuần trước.
Khoon Goh, nhà kinh tế thuộc ngân hàng ANZ, có trụ sở tại Wellington, cho rằng sau đợt tăng giá mạnh của các loại hàng hóa thời gian vừa rồi, nhiều nhà giao dịch đang đặt câu hỏi liệu mức giá cao này có thực sự thỏa đáng.
Đêm trước tại Mỹ, sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán Mỹ, theo sau những số liệu không mấy lạc quan về tình hình việc làm và lĩnh vực dịch vụ của nước này. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 83,93 điểm (0,66%) xuống 12.723,58 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm 9,3 điểm (0,69%) xuống 1.347,32 điểm.
Nhà phân tích Charles Schwab nhận định chứng khoán Mỹ giảm điểm là do tâm lý chán nản của các nhà đầu tư trước những thông tin đáng thất vọng về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Theo báo cáo của công ty ADP, trong tháng Tư vừa qua, các công ty ty nhân của Mỹ chỉ tạo mới 179.000 việc làm, thấp hơn so với tháng Ba năm nay với 207.000 việc làm; Viện Điều hành Nguồn Mỹ cũng cho biết tốc độ tăng của lĩnh vực dịch vụ trong cùng tháng đã chậm lại; hiện dịch vụ chiếm 70% các hoạt động kinh tế của Mỹ.
Trong phiên, thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đóng cửa nghỉ lễ./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)