Trong phiên giao dịch ngày 8/6, các thị trường chứng khoán châu Á đều chịu tác động từ những bình luận không mấy tích cực của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke về tình hình nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm tăng thêm lỗi lo về một sự giảm tốc trên toàn cầu.
Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tiếp tục phiên thứ 5 đi xuống khi giảm 0,7%, trong đó cổ phiếu khối tài nguyên và tiêu dùng tiếp tục chịu áp lực bán ròng mạnh nhất do lo ngại nhu cầu đang suy giảm.
Ông Bernanke thừa nhận kinh tế Mỹ đang tăng trưởng không được mạnh như dự kiến, do bị kìm hãm bởi việc giá xăng tăng cao, sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu công nghiệp từ Nhật Bản do ảnh hưởng của thảm họa động đất-sóng thần hôm 11/3.
Ông cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm song thừa nhận tốc độ tăng trưởng vẫn rất yếu. Tuy nhiên, ông không tỏ dấu hiệu nào cho thấy FED sẽ tiếp tục chương trình kích thích để hỗ trợ tăng trưởng, theo đó gây sức ép làm giảm lòng tin trên các thị trường chứng khoán, trong bối cảnh một số nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ đưa ra thêm nhiều biện pháp nữa để hỗ trợ nền kinh tế.
Ric Spooner, trưởng ban phân tích thị trường của công ty CMC Markets ở Sydney cho biết, tâm lý thị trường đã trở nên xấu đi từ tuần trước, khi các số liệu từ Mỹ cho thấy số lượng việc làm được tạo ra trong tháng Năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong tám tháng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9,1%. Những số liệu này đã thúc đẩy giới đầu tư hạ bớt những kỳ vọng về tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch tại thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 207,04 điểm (0,91%) xuống 22.661,63 điểm.
Trên thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số KOSPI cũng giảm 16,36 điểm (0,78%) xuống 2,083,35 điểm, trong đó dẫn đầu đà mất giá là cổ phiếu khối công nghiệp nặng, chẳng hạn như cổ phiếu của tập đoàn đóng tàu hàng đầu thế giới Hyundai Heavy Industries Co. giảm 5,2%.
Còn tại thị trường chứng khoán Sydney, các cổ phiếu năng lượng sụt giá theo sự đi xuống trên thị trường dầu mỏ cũng đẩy chỉ số S&P/ASX 200 giảm 29,5 điểm (0,65%) xuống 4.536,80 điểm -mức thấp nhất trong hai tháng rưỡi trở lại đây.
Thị trường chứng khoán Tokyo là một trong số ít thị trường tăng điểm trong phiên 8/6, nhờ làn sóng săn cổ phiếu giá rẻ vào cuối phiên theo sau việc đồng yen rời mức cao nhất trong một tháng so với đồng USD đã giúp thị trường đảo ngược được xu hướng mất điểm vào đầu phiên.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei nhích 6,51, tương đương 0,07% so với phiên 7/6 lên 9.449,46 điểm.
Trong khi tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng ngược dòng thành công khi sự phục hồi của các cổ phiếu của các công ty bất động sản và kim loại giúp chỉ số kết thúc phiên với mức tăng 5,99 điểm (0,22%) lên 2.750,29 điểm.
Theo chân thị trường chứng khoán Tokyo và Thượng Hải, thị trường chứng khoán New Zealand và Philippines cũng đi lên trong khi các thị trường chứng khoán Singapore và Đài Loan đều đi xuống./.
Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tiếp tục phiên thứ 5 đi xuống khi giảm 0,7%, trong đó cổ phiếu khối tài nguyên và tiêu dùng tiếp tục chịu áp lực bán ròng mạnh nhất do lo ngại nhu cầu đang suy giảm.
Ông Bernanke thừa nhận kinh tế Mỹ đang tăng trưởng không được mạnh như dự kiến, do bị kìm hãm bởi việc giá xăng tăng cao, sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu công nghiệp từ Nhật Bản do ảnh hưởng của thảm họa động đất-sóng thần hôm 11/3.
Ông cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm song thừa nhận tốc độ tăng trưởng vẫn rất yếu. Tuy nhiên, ông không tỏ dấu hiệu nào cho thấy FED sẽ tiếp tục chương trình kích thích để hỗ trợ tăng trưởng, theo đó gây sức ép làm giảm lòng tin trên các thị trường chứng khoán, trong bối cảnh một số nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ đưa ra thêm nhiều biện pháp nữa để hỗ trợ nền kinh tế.
Ric Spooner, trưởng ban phân tích thị trường của công ty CMC Markets ở Sydney cho biết, tâm lý thị trường đã trở nên xấu đi từ tuần trước, khi các số liệu từ Mỹ cho thấy số lượng việc làm được tạo ra trong tháng Năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong tám tháng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9,1%. Những số liệu này đã thúc đẩy giới đầu tư hạ bớt những kỳ vọng về tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch tại thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 207,04 điểm (0,91%) xuống 22.661,63 điểm.
Trên thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số KOSPI cũng giảm 16,36 điểm (0,78%) xuống 2,083,35 điểm, trong đó dẫn đầu đà mất giá là cổ phiếu khối công nghiệp nặng, chẳng hạn như cổ phiếu của tập đoàn đóng tàu hàng đầu thế giới Hyundai Heavy Industries Co. giảm 5,2%.
Còn tại thị trường chứng khoán Sydney, các cổ phiếu năng lượng sụt giá theo sự đi xuống trên thị trường dầu mỏ cũng đẩy chỉ số S&P/ASX 200 giảm 29,5 điểm (0,65%) xuống 4.536,80 điểm -mức thấp nhất trong hai tháng rưỡi trở lại đây.
Thị trường chứng khoán Tokyo là một trong số ít thị trường tăng điểm trong phiên 8/6, nhờ làn sóng săn cổ phiếu giá rẻ vào cuối phiên theo sau việc đồng yen rời mức cao nhất trong một tháng so với đồng USD đã giúp thị trường đảo ngược được xu hướng mất điểm vào đầu phiên.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei nhích 6,51, tương đương 0,07% so với phiên 7/6 lên 9.449,46 điểm.
Trong khi tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng ngược dòng thành công khi sự phục hồi của các cổ phiếu của các công ty bất động sản và kim loại giúp chỉ số kết thúc phiên với mức tăng 5,99 điểm (0,22%) lên 2.750,29 điểm.
Theo chân thị trường chứng khoán Tokyo và Thượng Hải, thị trường chứng khoán New Zealand và Philippines cũng đi lên trong khi các thị trường chứng khoán Singapore và Đài Loan đều đi xuống./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)