Sau phiên tăng nhẹ đêm qua trên các thị trường Âu, Mỹ, chứng khoán châu Á mở cửa phiên 20/9 phần lớn đi xuống trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi những số liệu sơ bộ về hoạt động sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc trong tháng 9, được HSBC dự kiến công bố vào cuối ngày.
Cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm điểm ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, với Shanghai Composite của Trung Quốc để mất 0,65% (tương đương giảm 13,36 điểm) xuống 2.054,47 điểm; Hang Seng của Hong Kong mất 0,12% (25,14 điểm) về 20.816,77 điểm và Nikkei 225 lùi 0,63% (58,02 điểm) xuống 9.174,19 điểm.
Tại Nhật Bản, trong phiên này, đồng yen lại mạnh lên bất chấp việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm qua tuyên bố một số biện pháp nới lỏng tiền tệ mới, theo đó sẽ mở rộng chương trình thu mua nợ và tài sản, nhằm vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy yếu của nước này.
Đêm trước (19/9) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall có phiên tăng nhẹ khi nhà đầu tư được khích lệ từ số liệu khá tích cực của thị trường nhà đất Mỹ cùng việc giá dầu thô giảm, làm dấy lên hy vọng về tốc độ phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lên điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm 13,32 điểm (0,10%) lên 13.577,96 điểm; S&P 500 nhích nhẹ 1,73 điểm (0,12%) lên 1.461,05 điểm và Nasdaq tăng 4,82 điểm (0,15%) lên 3.182,62 điểm.
Theo Hiệp hội các nhà bất động sản quốc gia Mỹ, doanh số bán nhà đang ở trong nước trong tháng 8 đã tăng so với tháng 7 và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất trong hai năm qua. Một báo cáo riêng rẽ khác của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết doanh số bán nhà mới xây cũng tăng 2,3% so với tháng 7.
Trong khi đó, giá dầu thô trên thị trường thế giới lại đột ngột giảm mạnh do những dự báo cho rằng Arập Xêút có thể sẽ gia tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu leo thang trong thời gian vừa qua. Trong phiên 19/9, giá dầu Brent Biển Bắc đã lao dốc gần 4 USD/thùng xuống còn 108,19 USD/thùng. Giá dầu giảm mạnh khiến giới đầu tư hy vọng giá cả hàng hóa cũng giảm xuống theo, từ đó các doanh nghiệp sẽ "dễ thở" hơn và lợi nhuận sẽ khởi sắc hơn.
Còn tại châu Âu cùng ngày, chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt lên điểm nhờ số liệu khởi sắc từ thị trường nhà đất Mỹ và các biện pháp nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản.
Đóng cửa phiên 19/9, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều đi lên, với FTSE 100 của Anh tăng 0,35% lên 5.888,48 điểm; DAX 30 của Đức tiến thêm 0,59% lên 7.390,76 điểm và CAC 40 của Pháp tăng 0,54% lên 3.531,82 điểm./.
Cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm điểm ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, với Shanghai Composite của Trung Quốc để mất 0,65% (tương đương giảm 13,36 điểm) xuống 2.054,47 điểm; Hang Seng của Hong Kong mất 0,12% (25,14 điểm) về 20.816,77 điểm và Nikkei 225 lùi 0,63% (58,02 điểm) xuống 9.174,19 điểm.
Tại Nhật Bản, trong phiên này, đồng yen lại mạnh lên bất chấp việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm qua tuyên bố một số biện pháp nới lỏng tiền tệ mới, theo đó sẽ mở rộng chương trình thu mua nợ và tài sản, nhằm vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy yếu của nước này.
Đêm trước (19/9) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall có phiên tăng nhẹ khi nhà đầu tư được khích lệ từ số liệu khá tích cực của thị trường nhà đất Mỹ cùng việc giá dầu thô giảm, làm dấy lên hy vọng về tốc độ phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lên điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm 13,32 điểm (0,10%) lên 13.577,96 điểm; S&P 500 nhích nhẹ 1,73 điểm (0,12%) lên 1.461,05 điểm và Nasdaq tăng 4,82 điểm (0,15%) lên 3.182,62 điểm.
Theo Hiệp hội các nhà bất động sản quốc gia Mỹ, doanh số bán nhà đang ở trong nước trong tháng 8 đã tăng so với tháng 7 và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất trong hai năm qua. Một báo cáo riêng rẽ khác của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết doanh số bán nhà mới xây cũng tăng 2,3% so với tháng 7.
Trong khi đó, giá dầu thô trên thị trường thế giới lại đột ngột giảm mạnh do những dự báo cho rằng Arập Xêút có thể sẽ gia tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu leo thang trong thời gian vừa qua. Trong phiên 19/9, giá dầu Brent Biển Bắc đã lao dốc gần 4 USD/thùng xuống còn 108,19 USD/thùng. Giá dầu giảm mạnh khiến giới đầu tư hy vọng giá cả hàng hóa cũng giảm xuống theo, từ đó các doanh nghiệp sẽ "dễ thở" hơn và lợi nhuận sẽ khởi sắc hơn.
Còn tại châu Âu cùng ngày, chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt lên điểm nhờ số liệu khởi sắc từ thị trường nhà đất Mỹ và các biện pháp nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản.
Đóng cửa phiên 19/9, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều đi lên, với FTSE 100 của Anh tăng 0,35% lên 5.888,48 điểm; DAX 30 của Đức tiến thêm 0,59% lên 7.390,76 điểm và CAC 40 của Pháp tăng 0,54% lên 3.531,82 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)