Nhiều thành viên trên thị trường chứng khoán đã đồng tình cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm đưa ra những giải pháp chính sách nhằm cải thiện tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán ngay trong năm.
Cái khó "bó" giao dịch
Phát biểu tại "Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2011," ông Nguyễn Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Gilimex kiêm Phó chủ tịch Câu lạc bộ các công ty niêm yết đã thẳng thắn chỉ ra một số mặt còn tồn tại trên thị trường.
Theo ông Tâm, sau 10 năm hoạt động, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chỉ giao dịch trong buổi sáng, do vậy cơ hội để hình thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn còn bị hạn chế. "Các giải pháp cho phép giao dịch T+2 và phát triển các sản phẩm phái sinh đến nay vẫn chưa rõ vì sao không được triển khai dù đã có lộ trình cụ thể," ông Tâm băn khoăn.
Thêm vào đó, ông Tâm cũng cho rằng hoạt động giao dịch nội gián tiếp tục diễn biến ngày càng tinh vi hơn và hiện tượng làm giá chứng khoán vẫn chưa chấm dứt mặc dù đã có vụ việc bị xử lý hình sự.
Ngoài ra, hiện tượng doanh nghiệp ép cổ đông góp vốn nhằm huy động vốn bằng mọi cách... cũng đã gây ra những điểm bão hòa trên thị trường.
Tình trạng quản trị công ty tại doanh nghiệp niêm yết vẫn còn yếu, nhất là việc thực hiện các biện pháp về “trách nhiệm của Hội đồng quản trị” và “Công bố thông tin và sự minh bạch.”
“Những vấn đề trên là minh chứng cho thấy cam kết thực sự cho quản trị công ty tốt vẫn chưa được hình thành ở Việt Nam,” ông Tâm nói.
Đồng tình với quan điểm trên, song đại diện phía các tổ chức tài chính trung gian, ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt cũng lên tiếng, mong muốn Ủy ban Chứng khoán đưa ra các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường trong điều kiện môi trường kinh tế trong nước và quốc tế còn quá nhiều khó khăn như hiện nay.
Theo đó, cơ quan quản lý thị trường cần sớm cho phép các nhà đầu tư mua, bán giao dịch cùng mã chứng khoán ngay trong ngày, hoạt động này hoàn toàn không có rủi ro tiềm ẩn và phù hợp thông lệ phổ biến của thị trường chứng khoán thế giới.
Hơn nữa, ông Cường nhấn mạnh, chính sách thuế thu nhập cá nhân cần thiết phải dỡ bỏ một số khoản thu không theo thông lệ quốc tế.
“Việc thu thuế từ hoạt động đầu tư vốn đã tạo ra sự bất bình đẳng và nên thay đổi cách tính thuế từ hoạt động trả cổ tức để tránh đánh thuế trùng 2 lần,” ông Cường nói.
Sẽ "gỡ" từng bước
Ghi nhận những vẫn đề còn tồn tại của thị trường, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh vào một số các giải pháp sẽ triển khai sớm trong năm nay.
Trước hết, Ủy ban sẽ chú trọng đến việc hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển thị trường, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung... và trình ban hành Quy chế giao dịch để tạo thanh khoản, từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế như cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, mua bán trong cùng phiên giao dịch và giao dịch ký quỹ.
Kế đó, Ủy ban cũng sẽ tăng cường việc bảo đảm an toàn tài chính và trình Chính phủ ban hành Quyết định hướng dẫn các doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần đăng ký niêm yết. Đối với các nhà đầu tư tổ chức, sẽ phát triển theo hướng thông qua cho phép hình thành nhiều loại hình quỹ và mở rộng đối tượng tham gia...
Về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn niêm yết và công bố thông tin trên các sở giao dịch sẽ được nâng cao, tiếp tục mở rộng thị trường UpCoM để thu hẹp lại thị trường tự do.
Ngoài cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trái phiếu công ty được thúc đẩy phát triển bằng việc cho phép phát hành trái phiếu đảm bảo bằng tài sản, trái phiếu kèm chứng quyền.
Hoàn thiện hệ thống giao dịch trên thị trường cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng thanh khoản, Ủy ban sẽ tiếp tục nâng cấp công nghệ và hoàn thiện các hệ thống giao dịch, giám sát công bố thông tin trên cả 2 sở giao dịch theo gói thầu 04, nhằm đẩy nhanh giao dịch và giảm thiểu các sai sót trong quá trình nhập lệnh của các công ty chứng khoán.
"Với yêu cầu chính đáng của thị trường, năm nay Ủy ban sẽ nghiên cứu từng bước rút ngắn thời gian giao dịch phù hợp với mô hình của từng thị trường niêm yết, chưa niêm yết, phái sinh qua đó nâng cao thanh khoản cho thị trường," theo ông Bằng./.
Cái khó "bó" giao dịch
Phát biểu tại "Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2011," ông Nguyễn Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Gilimex kiêm Phó chủ tịch Câu lạc bộ các công ty niêm yết đã thẳng thắn chỉ ra một số mặt còn tồn tại trên thị trường.
Theo ông Tâm, sau 10 năm hoạt động, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chỉ giao dịch trong buổi sáng, do vậy cơ hội để hình thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn còn bị hạn chế. "Các giải pháp cho phép giao dịch T+2 và phát triển các sản phẩm phái sinh đến nay vẫn chưa rõ vì sao không được triển khai dù đã có lộ trình cụ thể," ông Tâm băn khoăn.
Thêm vào đó, ông Tâm cũng cho rằng hoạt động giao dịch nội gián tiếp tục diễn biến ngày càng tinh vi hơn và hiện tượng làm giá chứng khoán vẫn chưa chấm dứt mặc dù đã có vụ việc bị xử lý hình sự.
Ngoài ra, hiện tượng doanh nghiệp ép cổ đông góp vốn nhằm huy động vốn bằng mọi cách... cũng đã gây ra những điểm bão hòa trên thị trường.
Tình trạng quản trị công ty tại doanh nghiệp niêm yết vẫn còn yếu, nhất là việc thực hiện các biện pháp về “trách nhiệm của Hội đồng quản trị” và “Công bố thông tin và sự minh bạch.”
“Những vấn đề trên là minh chứng cho thấy cam kết thực sự cho quản trị công ty tốt vẫn chưa được hình thành ở Việt Nam,” ông Tâm nói.
Đồng tình với quan điểm trên, song đại diện phía các tổ chức tài chính trung gian, ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt cũng lên tiếng, mong muốn Ủy ban Chứng khoán đưa ra các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường trong điều kiện môi trường kinh tế trong nước và quốc tế còn quá nhiều khó khăn như hiện nay.
Theo đó, cơ quan quản lý thị trường cần sớm cho phép các nhà đầu tư mua, bán giao dịch cùng mã chứng khoán ngay trong ngày, hoạt động này hoàn toàn không có rủi ro tiềm ẩn và phù hợp thông lệ phổ biến của thị trường chứng khoán thế giới.
Hơn nữa, ông Cường nhấn mạnh, chính sách thuế thu nhập cá nhân cần thiết phải dỡ bỏ một số khoản thu không theo thông lệ quốc tế.
“Việc thu thuế từ hoạt động đầu tư vốn đã tạo ra sự bất bình đẳng và nên thay đổi cách tính thuế từ hoạt động trả cổ tức để tránh đánh thuế trùng 2 lần,” ông Cường nói.
Sẽ "gỡ" từng bước
Ghi nhận những vẫn đề còn tồn tại của thị trường, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh vào một số các giải pháp sẽ triển khai sớm trong năm nay.
Trước hết, Ủy ban sẽ chú trọng đến việc hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển thị trường, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung... và trình ban hành Quy chế giao dịch để tạo thanh khoản, từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế như cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, mua bán trong cùng phiên giao dịch và giao dịch ký quỹ.
Kế đó, Ủy ban cũng sẽ tăng cường việc bảo đảm an toàn tài chính và trình Chính phủ ban hành Quyết định hướng dẫn các doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần đăng ký niêm yết. Đối với các nhà đầu tư tổ chức, sẽ phát triển theo hướng thông qua cho phép hình thành nhiều loại hình quỹ và mở rộng đối tượng tham gia...
Về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn niêm yết và công bố thông tin trên các sở giao dịch sẽ được nâng cao, tiếp tục mở rộng thị trường UpCoM để thu hẹp lại thị trường tự do.
Ngoài cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trái phiếu công ty được thúc đẩy phát triển bằng việc cho phép phát hành trái phiếu đảm bảo bằng tài sản, trái phiếu kèm chứng quyền.
Hoàn thiện hệ thống giao dịch trên thị trường cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng thanh khoản, Ủy ban sẽ tiếp tục nâng cấp công nghệ và hoàn thiện các hệ thống giao dịch, giám sát công bố thông tin trên cả 2 sở giao dịch theo gói thầu 04, nhằm đẩy nhanh giao dịch và giảm thiểu các sai sót trong quá trình nhập lệnh của các công ty chứng khoán.
"Với yêu cầu chính đáng của thị trường, năm nay Ủy ban sẽ nghiên cứu từng bước rút ngắn thời gian giao dịch phù hợp với mô hình của từng thị trường niêm yết, chưa niêm yết, phái sinh qua đó nâng cao thanh khoản cho thị trường," theo ông Bằng./.
Linh Chi (Vietnam+)