Theo một kết quả nghiên cứu khoa học, được đăng tải trên "Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ" số ra tháng Năm vừa qua, những người bị mắc chứng đau nửa đầu có nguy cơ cao gấp hai lần bị đột quỵ do cục nghẽn máu gây nên so với những người không có triệu chứng bệnh này.
Tiến sỹ Saman Nazarian của Đại học Johns Hopkins ở Baltimore và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu các dữ liệu hồ sơ bệnh án đối với 6.100 người lớn bị chứng đau nửa đầu và kết quả cho thấy có khoảng 2% thông báo bị đột quỵ so với tỷ lệ 1,2% ở những người không bị đau nửa đầu.
Kết quả nghiên cứu này, kết hợp với kết quả của 12 nghiên cứu trước đó, đã khẳng định có sự liên hệ giữa bệnh đau nửa đầu với đột quỵ do thiếu máu cục bộ - dạng phổ biến nhất của đột quỵ xảy ra khi các cục máu đông làm gián đoạn sự lưu thông máu lên não.
Theo tiến sỹ Saman Nazarian, hiện các chuyên gia vẫn không chắc chắn tại sao lại có sự liên hệ này và vẫn chưa biết liệu có phải chính căn bệnh đau nửa đầu trực tiếp dẫn đến chứng đột quỵ ở một số người. Tuy nhiên, có khả năng là có một quy trình cơ bản chung đối với bệnh đau nửa đầu và đột quỵ.
Tiến sỹ Nazarian cũng cho biết là những người bị chứng đau nửa đầu phải đặc biệt cảnh giác về việc kiểm soát bất kỳ các yếu tố nguy cơ nào gây ra đột quỵ mà họ có thể gặp phải. Những yếu tố nguy cơ như bị huyết áp cao, hút thuốc hay bị bệnh tiểu đường.
Bệnh đau nửa đầu là một dạng đau đầu rất đặc biệt. Đây là loại bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số và nữ mắc nhiều gấp ba lần nam giới.
Nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng, nhưng hiện giới khoa học nhận thấy nó có yếu tố gia đình (70-90%); các trạng thái thần kinh căng thẳng, trầm cảm, lo âu... có thể làm xuất hiện bệnh hoặc bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, rượu và một số chất trong ăn uống cũng làm tăng bệnh. Bệnh đau nửa đầu thường khởi phát ở người trẻ, thành cơn và tái diễn.
Bệnh không đau hằng ngày, mà chỉ xuất hiện từng cơn và ít khi đến tám cơn/tháng. Thời gian mỗi cơn đau kéo dài từ hai đến bốn giờ, nhưng cũng có thể một đến hai ngày với tính chất đặc biệt như chỉ đau khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập, đau vừa phải hoặc dữ dội, có thể thay đổi từ cơn này đến cơn khác.
Kèm theo cơn đau có thể buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng.
Ngoài việc dùng thuốc, người bị bệnh đau nửa đầu cần có chế độ ăn uống thích hợp như tránh uống rượu, hạn chế bia, càphê, không hút thuốc và tránh khói thuốc.
Đồng thời, cần tránh những cơn căng thẳng về thần kinh; bảo đảm giấc ngủ tối thiểu bảy giờ/ngày; tập luyện đều đặn để giảm áp và tăng cường tuần hoàn./
Tiến sỹ Saman Nazarian của Đại học Johns Hopkins ở Baltimore và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu các dữ liệu hồ sơ bệnh án đối với 6.100 người lớn bị chứng đau nửa đầu và kết quả cho thấy có khoảng 2% thông báo bị đột quỵ so với tỷ lệ 1,2% ở những người không bị đau nửa đầu.
Kết quả nghiên cứu này, kết hợp với kết quả của 12 nghiên cứu trước đó, đã khẳng định có sự liên hệ giữa bệnh đau nửa đầu với đột quỵ do thiếu máu cục bộ - dạng phổ biến nhất của đột quỵ xảy ra khi các cục máu đông làm gián đoạn sự lưu thông máu lên não.
Theo tiến sỹ Saman Nazarian, hiện các chuyên gia vẫn không chắc chắn tại sao lại có sự liên hệ này và vẫn chưa biết liệu có phải chính căn bệnh đau nửa đầu trực tiếp dẫn đến chứng đột quỵ ở một số người. Tuy nhiên, có khả năng là có một quy trình cơ bản chung đối với bệnh đau nửa đầu và đột quỵ.
Tiến sỹ Nazarian cũng cho biết là những người bị chứng đau nửa đầu phải đặc biệt cảnh giác về việc kiểm soát bất kỳ các yếu tố nguy cơ nào gây ra đột quỵ mà họ có thể gặp phải. Những yếu tố nguy cơ như bị huyết áp cao, hút thuốc hay bị bệnh tiểu đường.
Bệnh đau nửa đầu là một dạng đau đầu rất đặc biệt. Đây là loại bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số và nữ mắc nhiều gấp ba lần nam giới.
Nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng, nhưng hiện giới khoa học nhận thấy nó có yếu tố gia đình (70-90%); các trạng thái thần kinh căng thẳng, trầm cảm, lo âu... có thể làm xuất hiện bệnh hoặc bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, rượu và một số chất trong ăn uống cũng làm tăng bệnh. Bệnh đau nửa đầu thường khởi phát ở người trẻ, thành cơn và tái diễn.
Bệnh không đau hằng ngày, mà chỉ xuất hiện từng cơn và ít khi đến tám cơn/tháng. Thời gian mỗi cơn đau kéo dài từ hai đến bốn giờ, nhưng cũng có thể một đến hai ngày với tính chất đặc biệt như chỉ đau khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập, đau vừa phải hoặc dữ dội, có thể thay đổi từ cơn này đến cơn khác.
Kèm theo cơn đau có thể buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng.
Ngoài việc dùng thuốc, người bị bệnh đau nửa đầu cần có chế độ ăn uống thích hợp như tránh uống rượu, hạn chế bia, càphê, không hút thuốc và tránh khói thuốc.
Đồng thời, cần tránh những cơn căng thẳng về thần kinh; bảo đảm giấc ngủ tối thiểu bảy giờ/ngày; tập luyện đều đặn để giảm áp và tăng cường tuần hoàn./
Khắc Hiếu (Vietnam+)