Trong năm học mới 2012 - 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nhấn mạnh vào việc huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư cho giáo dục ở, các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc trong đó tiếp tục ưu ái các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh nghèo.
Ngoài ra, trước thềm năm học mới, Bộ Giáo dục sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm tải chương trình, siết lạm thu, giảm sĩ số, hỗ trợ học trò nghèo, cho vay tín dụng sinh viên …
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo về công tác chuẩn bị cho năm học mới 2012 – 2013 vào chiều tối ngày hôm qua, (30/8).
Theo ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục Đào tạo), Bộ vẫn chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở chứ chưa thể có biện pháp mạnh tay đối với các trường công có sĩ số quá tải.
Lý giải cho thực trạng trên, ông Thành chỉ rõ,việc giảm tải học sinh phải liên quan chặt chẽ đến việc xây thêm trường lớp. Hiện tại, các thành phố đang “bế tắc” về quỹ đất xây trường thì ngành giáo dục không thể hạn chế học sinh đến trường.
“Một chuyến xe ca chuyên chở 35 hành khách mà tải 60 thì có thể phạt và cho hành khách thừa xuống nhưng không thể bắt học sinh lập tức nghỉ học vì thiếu trường, lớp. Đây là vấn đề cần lộ trình lâu dài, không thể làm được trong một sớm một chiều,” ông Thành ví von.
Muốn giải được bài toán quá tải sĩ số học sinh, ông Thành cho rằng, xây dựng trường lớp cần đi với giải pháp đồng bộ của Ủy ban nhân dân các cấp cùng với Bộ Giáo dục.
Tại cuộc họp báo, Bộ Giáo dục cũng đề cập đến việc chống lạm thu tiền trường dưới danh nghĩa các khoản thu tự nguyện vốn là một trong những vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm trước thềm năm học mới.
Ông Lê Khánh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng với các địa phương bắt đầu vào cuộc thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm đang được dư luận liên tiếng về việc lạm thu.
Theo ông Tuấn, Bộ luôn quan tâm đủ nguồn đầu tư ngân sách quốc gia nhằm bảo đảm nguồn chi tốt hơn. Tuy nhiên, ngân sách chi cho các trường vẫn còn hạn chế nên tại nhiều điểm trường vẫn gặp nhiều khó khăn.
“Trong điều kiện kinh tế hiện nay, học phí tại các trường ở từng cấp chưa thể tăng. Nếu có trường nào cố tình vi phạm thì Bộ sẽ kiên quyết xử lý theo quy chế,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng thừa nhận, những trường nào có chương trình và chất lương cao đạt chuẩn thì sẽ được thu học phí tương xứng nhưng hàng năm vẫn phải kiểm tra phổ cập lại, trường chuẩn 5 năm kiểm tra lại một lần, nếu không đạt thì sẽ bỏ chuẩn.
“Ngoài việc yêu cầu các trường bắt buộc phải công khai tài chính, Bộ sẽ đề xuất với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tiến hành công tác thanh tra, kiểm soát từ đầu năm vấn đề thu chi của các trường trực thuộc. Ngoài ra, Bộ đang thực hiện soạn thảo các văn bản hướng dẫn cụ thể về các khoản thu tự nguyện để áp dụng cụ thể cho năm học mới,” ông Tuấn chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề giáo viên giảng dạy tại các trường, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đội ngũ giáo viên không thừa nhưng vẫn thiếu và rải rác ở các điểm và vùng khó khăn.
Theo ông Minh, trong năm học này, Bộ đã có chỉ đạo việc tuyển dụng sớm và nhiều đợt nhằm đảm bảo đủ giáo viên tại một số tỉnh, thành để cơ bản đáp ứng đủ giáo viên cho việc giảng dạy.
“Nhiều thông tin phản ánh đội ngũ giáo viên thừa nhưng yếu kém về chất lượng và cần phải sàng lọc chỉ là một cách nhìn nhận và tùy tình huống. Giáo viên tại một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhưng luôn luôn được bồi dưỡng, thường xuyên nâng cao chất lượng để phát triển nghề nghiệp,” ông Minh bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh đó, trong năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nhấn mạnh vào việc huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư cho giáo dục, tiếp tục các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh nghèo.
Theo đại diện Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội nhằm hỗ trợ tín dụng cho sinh viên vay để làm sao không có trường hợp nào bỏ học vì học phí.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước ngày khai trường, tại nhiều địa phương, công tác hỗ trợ học sinh vùng khó cũng đã được tích cực triển khai.
Cụ thể, nhiều nơi đã tiến hành vận động quên góp quần áo, vở cho học sinh vùng khó khăn phấn đấu trước ngày 2/10 thực hiện được “3 đủ” (đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở) đối với học sinh, phối hợp với các lực lượng xã hội triển khai nội dung “đi học an toàn” nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trên đường đi học./.
Ngoài ra, trước thềm năm học mới, Bộ Giáo dục sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm tải chương trình, siết lạm thu, giảm sĩ số, hỗ trợ học trò nghèo, cho vay tín dụng sinh viên …
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo về công tác chuẩn bị cho năm học mới 2012 – 2013 vào chiều tối ngày hôm qua, (30/8).
Theo ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục Đào tạo), Bộ vẫn chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở chứ chưa thể có biện pháp mạnh tay đối với các trường công có sĩ số quá tải.
Lý giải cho thực trạng trên, ông Thành chỉ rõ,việc giảm tải học sinh phải liên quan chặt chẽ đến việc xây thêm trường lớp. Hiện tại, các thành phố đang “bế tắc” về quỹ đất xây trường thì ngành giáo dục không thể hạn chế học sinh đến trường.
“Một chuyến xe ca chuyên chở 35 hành khách mà tải 60 thì có thể phạt và cho hành khách thừa xuống nhưng không thể bắt học sinh lập tức nghỉ học vì thiếu trường, lớp. Đây là vấn đề cần lộ trình lâu dài, không thể làm được trong một sớm một chiều,” ông Thành ví von.
Muốn giải được bài toán quá tải sĩ số học sinh, ông Thành cho rằng, xây dựng trường lớp cần đi với giải pháp đồng bộ của Ủy ban nhân dân các cấp cùng với Bộ Giáo dục.
Tại cuộc họp báo, Bộ Giáo dục cũng đề cập đến việc chống lạm thu tiền trường dưới danh nghĩa các khoản thu tự nguyện vốn là một trong những vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm trước thềm năm học mới.
Ông Lê Khánh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng với các địa phương bắt đầu vào cuộc thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm đang được dư luận liên tiếng về việc lạm thu.
Theo ông Tuấn, Bộ luôn quan tâm đủ nguồn đầu tư ngân sách quốc gia nhằm bảo đảm nguồn chi tốt hơn. Tuy nhiên, ngân sách chi cho các trường vẫn còn hạn chế nên tại nhiều điểm trường vẫn gặp nhiều khó khăn.
“Trong điều kiện kinh tế hiện nay, học phí tại các trường ở từng cấp chưa thể tăng. Nếu có trường nào cố tình vi phạm thì Bộ sẽ kiên quyết xử lý theo quy chế,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng thừa nhận, những trường nào có chương trình và chất lương cao đạt chuẩn thì sẽ được thu học phí tương xứng nhưng hàng năm vẫn phải kiểm tra phổ cập lại, trường chuẩn 5 năm kiểm tra lại một lần, nếu không đạt thì sẽ bỏ chuẩn.
“Ngoài việc yêu cầu các trường bắt buộc phải công khai tài chính, Bộ sẽ đề xuất với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tiến hành công tác thanh tra, kiểm soát từ đầu năm vấn đề thu chi của các trường trực thuộc. Ngoài ra, Bộ đang thực hiện soạn thảo các văn bản hướng dẫn cụ thể về các khoản thu tự nguyện để áp dụng cụ thể cho năm học mới,” ông Tuấn chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề giáo viên giảng dạy tại các trường, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đội ngũ giáo viên không thừa nhưng vẫn thiếu và rải rác ở các điểm và vùng khó khăn.
Theo ông Minh, trong năm học này, Bộ đã có chỉ đạo việc tuyển dụng sớm và nhiều đợt nhằm đảm bảo đủ giáo viên tại một số tỉnh, thành để cơ bản đáp ứng đủ giáo viên cho việc giảng dạy.
“Nhiều thông tin phản ánh đội ngũ giáo viên thừa nhưng yếu kém về chất lượng và cần phải sàng lọc chỉ là một cách nhìn nhận và tùy tình huống. Giáo viên tại một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhưng luôn luôn được bồi dưỡng, thường xuyên nâng cao chất lượng để phát triển nghề nghiệp,” ông Minh bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh đó, trong năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nhấn mạnh vào việc huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư cho giáo dục, tiếp tục các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh nghèo.
Theo đại diện Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội nhằm hỗ trợ tín dụng cho sinh viên vay để làm sao không có trường hợp nào bỏ học vì học phí.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước ngày khai trường, tại nhiều địa phương, công tác hỗ trợ học sinh vùng khó cũng đã được tích cực triển khai.
Cụ thể, nhiều nơi đã tiến hành vận động quên góp quần áo, vở cho học sinh vùng khó khăn phấn đấu trước ngày 2/10 thực hiện được “3 đủ” (đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở) đối với học sinh, phối hợp với các lực lượng xã hội triển khai nội dung “đi học an toàn” nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trên đường đi học./.
Việt Hùng (Vietnam+)