Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ ba, sáng 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật giám định tư pháp.
Đây là dự án Luật sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp này.
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày, một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật giám định tư pháp về phạm vi điều chỉnh; quyền của đương sự được trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp; tổ chức giám định tư pháp công lập; tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập; giám định lại và giám định Hội đồng.
Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật giám định tư pháp và cơ bản nhất trí với giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nội dung chủ yếu được các đại biểu quan tâm góp ý kiến trong phiên họp là về tổ chức giám định pháp y cấp tỉnh.
Quy định này khi được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ hai còn hai loại ý kiến khác nhau. Một là, tập trung hoạt động giám định pháp y thuộc ngành Y tế để bảo đảm tính khách quan, chuyên nghiệp. Hai là, giữ nguyên như quy định hiện hành.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là nội dung đổi mới căn bản nhất trong dự án Luật Giám định tư pháp mà Chính phủ trình Quốc hội. Tuy nhiên, việc đổi mới mô hình tổ chức giám định pháp y ở cấp tỉnh cần cân nhắc điều kiện thực tế cũng như đánh giá những ưu, nhược điểm của từng phương án.
Nhiều ý kiến đề nghị giữ quy định cơ cấu tổ chức giám định pháp y cấp tỉnh như hiện hành và kiện toàn theo hướng chính quy, hiện đại hơn bởi qua thực tiễn nhiều năm, đội ngũ giám định viên pháp y thuộc Phòng kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh chủ yếu thực hiện giám định tử thi và đang phục vụ kịp thời việc xử lý các vụ án xâm phạm tính mạng con người.
Theo đại biểu Huỳnh Thế Kỷ (Ninh Thuận), Pháp y thuộc Công an cấp tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào kết quả điều tra, xử lý nhiều vụ án xâm phạm tính mạng con người, đảm bảo tính khách quan, chính xác trong giám định. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự án Luật, vai trò của giám định pháp y Công an cấp tỉnh chưa được đánh giá đúng mức.
Mặt khác, do tính chất quan trọng của giám định pháp y, đặc biệt là pháp y tử thi đối với công tác điều tra, xử lý vụ án hình sự, hiện nay lực lượng pháp y Công an tỉnh đang đáp ứng được yêu cầu công tác. Công an một số tỉnh chưa có lực lượng pháp y thì hoạt động giám định pháp y gặp nhiều khó khăn do không đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác, đặc biệt là những vụ giám định pháp y tại hiện trường hoặc vào giờ nghỉ, ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết hoặc vùng sâu, vùng xa. Nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải tổ chức bảo vệ tử thi tại hiện trường cả ngày hoặc đêm để đợi giám định viên pháp y ngành y tế có mặt, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều tra.
Đại biểu Huỳnh Thế Kỷ và nhiều đại biểu khác cũng khẳng định việc duy trì giám định pháp y Công an cấp tỉnh không ảnh hưởng đến sự phát triển của giám định pháp y y tế vì cùng với việc giám định pháp y theo trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, giám định pháp y ngành y tế còn có nhiệm vụ chính là giải phẫu bệnh lý, làm rõ nguyên nhân tử vong đối với những bệnh nhân đến khám chữa bệnh...
Đồng tình với ý kiến của đại biểu Huỳnh Thế Kỷ, đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) cho rằng đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ chính trị của ngành Công an.
Nếu bỏ giám định pháp y trong Công an cấp tỉnh là để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động này thì tại sao trong dự thảo Luật vẫn quy định về giám định pháp y quân đội của Bộ Quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự Bộ Công an...
Mặt khác, dự thảo Luật đưa ra quy định nhằm xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong khi đó, tổ chức giám định tư pháp Công an cấp tỉnh là cơ quan của Nhà nước đang hoạt động rất tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ có bản lĩnh, vững chuyên môn, giỏi nghề, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đại biểu nhấn mạnh trên thực tế, lực lượng pháp y Công an luôn phát huy tốt nhiệm vụ, không có oan sai lớn. Việc tồn tại cả pháp y Công an cấp tỉnh và Trung tâm pháp y ngành y tế như hiện nay không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của nhau. Trong khi đó, việc chuyển cán bộ đang làm nhiệm vụ pháp y của cơ quan Công an sang Trung tâm y tế là một việc làm khó. Mặc dù tán đồng mục đích tăng tính khách quan, tránh việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” nhưng đại biểu cho rằng chưa thể thực hiện ngay tại thời điểm này mà cần có lộ trình phù hợp.
Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) nhấn mạnh nhiều năm qua, lực lượng pháp y Công an đã không ngừng được củng cố và phát huy hiệu quả; đội ngũ bác sĩ pháp y, cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật được tăng cường, giám định nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác điều tra. Trước diễn biến của tình hình tội phạm hiện nay, việc không tổ chức lực lượng pháp y Công an cấp tỉnh sẽ có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm.
Theo đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội), việc giám định pháp y tử thi của pháp y Công an cấp tỉnh không làm ảnh hưởng đến yếu tố khách quan, trách nhiệm và các hoạt động của pháp y ngành y tế vì tất cả giám định viên tư pháp dù công lập hay ngoài công lập đều phải chịu sự điều chỉnh của khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự; nếu cung cấp sai sự thật thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
Mặt khác, toàn bộ trình tự, thủ tục quá trình giám định pháp y tử thi đã được pháp luật quy định chặt chẽ. Bên cạnh đó, trong thực tế, đội ngũ giám định pháp y Phòng kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh hoàn toàn độc lập với Công an điều tra.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng việc tập trung hoạt động giám định pháp y vào tổ chức giám định pháp y thuộc ngành y tế sẽ đáp ứng một bước yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo hướng thu gọn đầu mối, bảo đảm phù hợp với tính chất quản lý về chuyên môn, vì giám định pháp y là lĩnh vực y học thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Điều này cũng tạo điều kiện để Chính phủ tập trung đầu tư chuyên sâu về nhân lực, cơ sở vật chất cho hệ thống các tổ chức giám định pháp y, khắc phục được tình trạng bất cập hiện nay.
Theo đại biểu Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng), giám định pháp y là hoạt động chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực y học. Để có kết luận giám định chính xác, ngoài việc sử dụng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, trong quá trình thực hiện giám định, giám định viên rất cần sự trợ giúp của các thiết bị, phương tiện kỹ thuật. Đặt giám định pháp y cấp tỉnh thuộc ngành y tế quản lý thì việc đầu tư phát triển sẽ theo hướng chính quy, hiện đại, tập trung, hiệu quả, phát huy tối đa được sự phối hợp của các cơ sở y tế, có đủ các điều kiện cần thiết như thiết bị chuyên dùng, phương tiện kỹ thuật, do đó chất lượng giám định được nâng cao.
Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) cho rằng đã đến lúc đặt giám định pháp y vào đúng vị trí sao cho phù hợp, quy về một mối, thống nhất thành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương, mặt khác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Theo đại biểu, trên thế giới, pháp y đều do Bộ Y tế hoặc Bộ Tư pháp quản lý hoặc nằm trong các trường đại học; không có pháp y trong lực lượng Công an. Việt Nam cũng nên theo thông lệ này để vừa hội nhập, đổi mới, nâng cao hiệu quả, tầm vóc của kỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình điều tra vụ án áp dụng quy trình khép kín từ giám định trưng cầu, khám nghiệm tử thi, hiện trường, lấy lời khai do một cơ quan chỉ đạo, dù khách quan đến đâu, vẫn khiến người ngoài cuộc có sự nghi ngờ. Dù khoa học đến đâu, niềm tin cũng không trọn vẹn.
Cũng phù hợp theo xu hướng cải cách tư pháp, cải cách hành chính hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có tổ chức giám định pháp y thuộc ngành y tế, kết luận pháp y đảm bảo nhanh, chính xác, khách quan, đáp ứng yêu cầu.
Nhiều đại biểu đề nghị cần khẳng định giám định pháp y là công việc chuyên môn sâu của ngành y tế với tính chuyên nghiệp cao; phù hợp với thông lệ quốc tế; đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; tập trung đầu mối để đầu tư, kiện toàn.
Đại biểu Lê Khánh Nhung (Quảng Bình) nhấn mạnh tập trung hoạt động giám định pháp y ở cấp tỉnh vào một đầu mối là một định hướng đúng đắn. Khó khăn, vướng mắc ở đây chỉ là vấn đề tổ chức giám định pháp y cấp tỉnh trực thuộc ngành y tế chưa được kiện toàn. Do đó, đây chính là cơ hội để kiện toàn đầy đủ, là thời điểm để đặt pháp y đúng vị trí. Cần quyết tâm làm với lộ trình, bước đi phù hợp.
Nhất trí cao với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) cho rằng cần thiết phải có sự đổi mới mô hình tổ chức giám định pháp y ở cấp tỉnh để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng; cần tập trung hoạt động giám định pháp y ở cấp tỉnh vào một đầu mối, xây dựng hệ thống chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp hóa cao. Tuy nhiên, trong tình hình thực tiễn hiện nay, cần cân nhắc phương án phù hợp và phát huy ngay được hiệu quả.
Bên cạnh nội dung trên, các đại biểu cũng đã góp nhiều ý kiến xung quanh ba nhóm vấn đề gồm quyền của đương sự được tự mình trực tiếp yêu cầu thực hiện giám định tư pháp; tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập; giám định bổ sung, giám định lại và giám định hội đồng.
Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật./.
Đây là dự án Luật sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp này.
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày, một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật giám định tư pháp về phạm vi điều chỉnh; quyền của đương sự được trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp; tổ chức giám định tư pháp công lập; tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập; giám định lại và giám định Hội đồng.
Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật giám định tư pháp và cơ bản nhất trí với giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nội dung chủ yếu được các đại biểu quan tâm góp ý kiến trong phiên họp là về tổ chức giám định pháp y cấp tỉnh.
Quy định này khi được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ hai còn hai loại ý kiến khác nhau. Một là, tập trung hoạt động giám định pháp y thuộc ngành Y tế để bảo đảm tính khách quan, chuyên nghiệp. Hai là, giữ nguyên như quy định hiện hành.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là nội dung đổi mới căn bản nhất trong dự án Luật Giám định tư pháp mà Chính phủ trình Quốc hội. Tuy nhiên, việc đổi mới mô hình tổ chức giám định pháp y ở cấp tỉnh cần cân nhắc điều kiện thực tế cũng như đánh giá những ưu, nhược điểm của từng phương án.
Nhiều ý kiến đề nghị giữ quy định cơ cấu tổ chức giám định pháp y cấp tỉnh như hiện hành và kiện toàn theo hướng chính quy, hiện đại hơn bởi qua thực tiễn nhiều năm, đội ngũ giám định viên pháp y thuộc Phòng kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh chủ yếu thực hiện giám định tử thi và đang phục vụ kịp thời việc xử lý các vụ án xâm phạm tính mạng con người.
Theo đại biểu Huỳnh Thế Kỷ (Ninh Thuận), Pháp y thuộc Công an cấp tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào kết quả điều tra, xử lý nhiều vụ án xâm phạm tính mạng con người, đảm bảo tính khách quan, chính xác trong giám định. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự án Luật, vai trò của giám định pháp y Công an cấp tỉnh chưa được đánh giá đúng mức.
Mặt khác, do tính chất quan trọng của giám định pháp y, đặc biệt là pháp y tử thi đối với công tác điều tra, xử lý vụ án hình sự, hiện nay lực lượng pháp y Công an tỉnh đang đáp ứng được yêu cầu công tác. Công an một số tỉnh chưa có lực lượng pháp y thì hoạt động giám định pháp y gặp nhiều khó khăn do không đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác, đặc biệt là những vụ giám định pháp y tại hiện trường hoặc vào giờ nghỉ, ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết hoặc vùng sâu, vùng xa. Nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải tổ chức bảo vệ tử thi tại hiện trường cả ngày hoặc đêm để đợi giám định viên pháp y ngành y tế có mặt, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều tra.
Đại biểu Huỳnh Thế Kỷ và nhiều đại biểu khác cũng khẳng định việc duy trì giám định pháp y Công an cấp tỉnh không ảnh hưởng đến sự phát triển của giám định pháp y y tế vì cùng với việc giám định pháp y theo trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, giám định pháp y ngành y tế còn có nhiệm vụ chính là giải phẫu bệnh lý, làm rõ nguyên nhân tử vong đối với những bệnh nhân đến khám chữa bệnh...
Đồng tình với ý kiến của đại biểu Huỳnh Thế Kỷ, đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) cho rằng đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ chính trị của ngành Công an.
Nếu bỏ giám định pháp y trong Công an cấp tỉnh là để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động này thì tại sao trong dự thảo Luật vẫn quy định về giám định pháp y quân đội của Bộ Quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự Bộ Công an...
Mặt khác, dự thảo Luật đưa ra quy định nhằm xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong khi đó, tổ chức giám định tư pháp Công an cấp tỉnh là cơ quan của Nhà nước đang hoạt động rất tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ có bản lĩnh, vững chuyên môn, giỏi nghề, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đại biểu nhấn mạnh trên thực tế, lực lượng pháp y Công an luôn phát huy tốt nhiệm vụ, không có oan sai lớn. Việc tồn tại cả pháp y Công an cấp tỉnh và Trung tâm pháp y ngành y tế như hiện nay không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của nhau. Trong khi đó, việc chuyển cán bộ đang làm nhiệm vụ pháp y của cơ quan Công an sang Trung tâm y tế là một việc làm khó. Mặc dù tán đồng mục đích tăng tính khách quan, tránh việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” nhưng đại biểu cho rằng chưa thể thực hiện ngay tại thời điểm này mà cần có lộ trình phù hợp.
Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) nhấn mạnh nhiều năm qua, lực lượng pháp y Công an đã không ngừng được củng cố và phát huy hiệu quả; đội ngũ bác sĩ pháp y, cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật được tăng cường, giám định nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác điều tra. Trước diễn biến của tình hình tội phạm hiện nay, việc không tổ chức lực lượng pháp y Công an cấp tỉnh sẽ có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm.
Theo đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội), việc giám định pháp y tử thi của pháp y Công an cấp tỉnh không làm ảnh hưởng đến yếu tố khách quan, trách nhiệm và các hoạt động của pháp y ngành y tế vì tất cả giám định viên tư pháp dù công lập hay ngoài công lập đều phải chịu sự điều chỉnh của khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự; nếu cung cấp sai sự thật thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
Mặt khác, toàn bộ trình tự, thủ tục quá trình giám định pháp y tử thi đã được pháp luật quy định chặt chẽ. Bên cạnh đó, trong thực tế, đội ngũ giám định pháp y Phòng kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh hoàn toàn độc lập với Công an điều tra.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng việc tập trung hoạt động giám định pháp y vào tổ chức giám định pháp y thuộc ngành y tế sẽ đáp ứng một bước yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo hướng thu gọn đầu mối, bảo đảm phù hợp với tính chất quản lý về chuyên môn, vì giám định pháp y là lĩnh vực y học thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Điều này cũng tạo điều kiện để Chính phủ tập trung đầu tư chuyên sâu về nhân lực, cơ sở vật chất cho hệ thống các tổ chức giám định pháp y, khắc phục được tình trạng bất cập hiện nay.
Theo đại biểu Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng), giám định pháp y là hoạt động chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực y học. Để có kết luận giám định chính xác, ngoài việc sử dụng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, trong quá trình thực hiện giám định, giám định viên rất cần sự trợ giúp của các thiết bị, phương tiện kỹ thuật. Đặt giám định pháp y cấp tỉnh thuộc ngành y tế quản lý thì việc đầu tư phát triển sẽ theo hướng chính quy, hiện đại, tập trung, hiệu quả, phát huy tối đa được sự phối hợp của các cơ sở y tế, có đủ các điều kiện cần thiết như thiết bị chuyên dùng, phương tiện kỹ thuật, do đó chất lượng giám định được nâng cao.
Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) cho rằng đã đến lúc đặt giám định pháp y vào đúng vị trí sao cho phù hợp, quy về một mối, thống nhất thành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương, mặt khác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Theo đại biểu, trên thế giới, pháp y đều do Bộ Y tế hoặc Bộ Tư pháp quản lý hoặc nằm trong các trường đại học; không có pháp y trong lực lượng Công an. Việt Nam cũng nên theo thông lệ này để vừa hội nhập, đổi mới, nâng cao hiệu quả, tầm vóc của kỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình điều tra vụ án áp dụng quy trình khép kín từ giám định trưng cầu, khám nghiệm tử thi, hiện trường, lấy lời khai do một cơ quan chỉ đạo, dù khách quan đến đâu, vẫn khiến người ngoài cuộc có sự nghi ngờ. Dù khoa học đến đâu, niềm tin cũng không trọn vẹn.
Cũng phù hợp theo xu hướng cải cách tư pháp, cải cách hành chính hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có tổ chức giám định pháp y thuộc ngành y tế, kết luận pháp y đảm bảo nhanh, chính xác, khách quan, đáp ứng yêu cầu.
Nhiều đại biểu đề nghị cần khẳng định giám định pháp y là công việc chuyên môn sâu của ngành y tế với tính chuyên nghiệp cao; phù hợp với thông lệ quốc tế; đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; tập trung đầu mối để đầu tư, kiện toàn.
Đại biểu Lê Khánh Nhung (Quảng Bình) nhấn mạnh tập trung hoạt động giám định pháp y ở cấp tỉnh vào một đầu mối là một định hướng đúng đắn. Khó khăn, vướng mắc ở đây chỉ là vấn đề tổ chức giám định pháp y cấp tỉnh trực thuộc ngành y tế chưa được kiện toàn. Do đó, đây chính là cơ hội để kiện toàn đầy đủ, là thời điểm để đặt pháp y đúng vị trí. Cần quyết tâm làm với lộ trình, bước đi phù hợp.
Nhất trí cao với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) cho rằng cần thiết phải có sự đổi mới mô hình tổ chức giám định pháp y ở cấp tỉnh để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng; cần tập trung hoạt động giám định pháp y ở cấp tỉnh vào một đầu mối, xây dựng hệ thống chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp hóa cao. Tuy nhiên, trong tình hình thực tiễn hiện nay, cần cân nhắc phương án phù hợp và phát huy ngay được hiệu quả.
Bên cạnh nội dung trên, các đại biểu cũng đã góp nhiều ý kiến xung quanh ba nhóm vấn đề gồm quyền của đương sự được tự mình trực tiếp yêu cầu thực hiện giám định tư pháp; tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập; giám định bổ sung, giám định lại và giám định hội đồng.
Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật./.
Thanh Hòa (TTXVN)