Hơn 1.000 mẫu xét nghiệm từ gia cầm nhập lậu, gà thải loại tại các điểm chợ đầu mối buôn bán gia cầm đều âm tính với virus H7N9.
Thông tin trên được ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày 18/6, tại Hà Nội. Cũng theo ông Phạm Văn Đông, đến nay, cả nước không còn dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng trên gia súc và dịch cúm gia cầm.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, về công tác giám sát virus cúm H7N9, Cục Thú y đã lấy hơn 1.200 mẫu từ gia cầm nhập lậu, gà thải loại trong giai đoạn từ tháng 6/2012 đến tháng 2/2013. Các mẫu này cho kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A nhưng tất cả đều âm tính với cúm H5N1 và H7N9.
Dưới sự tài trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chương trình giám sát virus được thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình và Nam Định đã lấy khoảng 1.000 mẫu gia cầm tại 25 chợ để chẩn đoán, xét nghiệm tìm virus cúm H7N9. Các mẫu này đang được phân tích, xét nghiệm…
Để nâng cao hiệu quả giám sát 3 dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc gia cầm là lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, Cục Thú y đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo về báo cáo thu thập thông tin về dịch bệnh gia súc gia cầm của các đơn vị trực thuộc bộ và các ban ngành liên quan.
Tại cuộc họp, ông Phạm Văn Đông nhấn mạnh, việc thu thập báo cáo dịch bệnh là việc hết sức cần thiết nhưng chúng ta chưa có Thông tư quản lý việc này theo 1 chuỗi nên bây giờ cần đưa vào lập dữ liệu, lưu trữ và có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân từ tỉnh đến cấp xã, cấp thôn, từ đó có cơ sở đề ra phương án, kế hoạch phòng chống có hiệu quả.
Cũng tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng: Mặc dù dịch bệnh đã tạm lắng nhưng nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát là rất cao do virus cúm gia cầm đang lưu hành rộng rãi, nhiều nơi đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắcxin, đặc biệt là nguy cơ từ gia cầm nhập lậu. Các địa phương đã xuất hiện dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng trên gia súc cần giám sát chặt các ổ dịch cũ.
Trong thời điểm hiện nay, các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.
Thông tin trên được ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày 18/6, tại Hà Nội. Cũng theo ông Phạm Văn Đông, đến nay, cả nước không còn dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng trên gia súc và dịch cúm gia cầm.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, về công tác giám sát virus cúm H7N9, Cục Thú y đã lấy hơn 1.200 mẫu từ gia cầm nhập lậu, gà thải loại trong giai đoạn từ tháng 6/2012 đến tháng 2/2013. Các mẫu này cho kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A nhưng tất cả đều âm tính với cúm H5N1 và H7N9.
Dưới sự tài trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chương trình giám sát virus được thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình và Nam Định đã lấy khoảng 1.000 mẫu gia cầm tại 25 chợ để chẩn đoán, xét nghiệm tìm virus cúm H7N9. Các mẫu này đang được phân tích, xét nghiệm…
Để nâng cao hiệu quả giám sát 3 dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc gia cầm là lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, Cục Thú y đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo về báo cáo thu thập thông tin về dịch bệnh gia súc gia cầm của các đơn vị trực thuộc bộ và các ban ngành liên quan.
Tại cuộc họp, ông Phạm Văn Đông nhấn mạnh, việc thu thập báo cáo dịch bệnh là việc hết sức cần thiết nhưng chúng ta chưa có Thông tư quản lý việc này theo 1 chuỗi nên bây giờ cần đưa vào lập dữ liệu, lưu trữ và có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân từ tỉnh đến cấp xã, cấp thôn, từ đó có cơ sở đề ra phương án, kế hoạch phòng chống có hiệu quả.
Cũng tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng: Mặc dù dịch bệnh đã tạm lắng nhưng nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát là rất cao do virus cúm gia cầm đang lưu hành rộng rãi, nhiều nơi đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắcxin, đặc biệt là nguy cơ từ gia cầm nhập lậu. Các địa phương đã xuất hiện dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng trên gia súc cần giám sát chặt các ổ dịch cũ.
Trong thời điểm hiện nay, các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.
Thu Hà (TTXVN)