Trong những ngày qua, thông tin một số người dân phải nhập viện và bị tử vong do ăn tiết canh đã nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn đã gây nhiều lo lắng cho người dân.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết liên cầu khuẩn tồn tại tự nhiên khó phát hiện, kể cả những con lợn mang trùng liên cầu khuẩn cũng không có biểu hiện mắc bệnh nên không thể phát hiện.
Điều nguy hiểm là chỉ có thể phát hiện được lợn nhiễm liên cầu khuẩn thông qua việc xét nghiệm, song đến nay vẫn chưa có vắcxin để phòng bệnh liên cầu khuẩn trên lợn, vì thế người dân phải tự bảo vệ bằng cách không ăn tiết canh, không ăn sống mà thực phẩm phải được nấu chín.
Ông Đàm Xuân Thành cho biết thêm, trước tình trạng nhiều người nhiễm bệnh liên cầu lợn phải nhập viện, Cục Thú y đã xét nghiệm liên cầu lợn trên các ổ dịch tai xanh thì đều cho kết quả âm tính với liên cầu lợn, kiểm tra một số địa bàn thì cũng không phát hiện. Hiện nay, Cục Thú ý chỉ có thể đưa ra khuyến cáo người dân hãy tự bảo vệ mình, tránh để xảy ra tình trạng nhiễm bệnh.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, liên cầu khuẩn lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây từ lợn sang người và không được chạy chữa kịp thời sẽ dẫn tới triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp và tử vong.
Con đường lây truyền từ lợn sang người có thể qua vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở heo hoặc qua đường ăn uống./.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết liên cầu khuẩn tồn tại tự nhiên khó phát hiện, kể cả những con lợn mang trùng liên cầu khuẩn cũng không có biểu hiện mắc bệnh nên không thể phát hiện.
Điều nguy hiểm là chỉ có thể phát hiện được lợn nhiễm liên cầu khuẩn thông qua việc xét nghiệm, song đến nay vẫn chưa có vắcxin để phòng bệnh liên cầu khuẩn trên lợn, vì thế người dân phải tự bảo vệ bằng cách không ăn tiết canh, không ăn sống mà thực phẩm phải được nấu chín.
Ông Đàm Xuân Thành cho biết thêm, trước tình trạng nhiều người nhiễm bệnh liên cầu lợn phải nhập viện, Cục Thú y đã xét nghiệm liên cầu lợn trên các ổ dịch tai xanh thì đều cho kết quả âm tính với liên cầu lợn, kiểm tra một số địa bàn thì cũng không phát hiện. Hiện nay, Cục Thú ý chỉ có thể đưa ra khuyến cáo người dân hãy tự bảo vệ mình, tránh để xảy ra tình trạng nhiễm bệnh.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, liên cầu khuẩn lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây từ lợn sang người và không được chạy chữa kịp thời sẽ dẫn tới triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp và tử vong.
Con đường lây truyền từ lợn sang người có thể qua vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở heo hoặc qua đường ăn uống./.
Thu Hà (TTXVN)