Sáng 25/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với cán bộ chủ chốt Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Cùng dự buổi làm việc có ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban, ngành Trung ương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng của Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, khác với các nơi khác, đây là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt của đất nước, là trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận của quốc gia. Từ khi thành lập đến nay, chưa bao giờ Học viện có quy mô lớn như hiện nay, có hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
Tổng Bí thư nhất trí cho rằng, cần khẩn trương tổng kết Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện. Sau 7 năm Nghị quyết ra đời, có những điều đến nay vẫn còn nguyên giá trị, có những điều cần bổ sung phát triển từ thực tiễn, có những điều Nghị quyết đề ra nhưng chưa làm được, cần tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược, kế hoạch cho lâu dài, đồng thời có những việc cần phải làm ngay.
Tổng Bí thư lưu ý Học viện cần nhanh chóng khắc phục những mặt còn hạn chế trong thực tiễn công tác. Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cùng với đào tạo cơ bản, cần chú ý nhiều tới đào tạo kỹ năng quản lý, lãnh đạo; cùng với kiến thức lý luận cần tăng thêm kiến thức thực tiễn; bên cạnh đào tạo chuyên môn cần chú ý đào tạo về phẩm chất đạo đức, trước hết là học tư cách làm người, cần chấn chỉnh ngay tư tưởng học hành lớt phớt, cốt để lấy bằng, để đề bạt... Tất cả các bài giảng, những người lên lớp ở đây đều phải mẫu mực, phải đúng theo đường lối quan điểm của Đảng, lý luận Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần gắn đào tạo cơ bản với quy hoạch cán bộ, tạo nguồn chuẩn bị cho nhiệm kỳ khóa tới; chấn chỉnh ngay tình trạng quá nhiều lớp tại chức, chất lượng không cao, coi trọng hơn các lớp đào tạo tập trung. Tại Học viện này, phải đào tạo cán bộ trình độ cao cấp theo đúng chức năng, nhiệm vụ được; không chạy theo quy mô, mà chú trọng chất lượng đào tạo.
Tổng Bí thư chỉ rõ công tác nghiên cứu khoa học phải phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, công tác hoạch định xây dựng đường lối, phát triển lý luận; cần tránh tình trạng chạy theo số lượng, quá nhiều đề tài nhưng nội dung trùng lắp, nội hàm không có gì mới. Bên cạnh đó, Học viện cần đẩy mạnh công tác đấu tranh tư tưởng, muốn vậy phải có tâm huyết, hết lòng vì Đảng, vì dân, vì Tổ quốc, say sưa nghiên cứu, nâng cao trình độ kiến thức.
Trong điều kiện đội ngũ cán bộ của Học viện còn rất thiếu như hiện nay, cần tăng cường mời các cộng tác viên, giảng viên đương chức, đội ngũ chuyên gia có trình độ... tham gia giảng bài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn mới đồng thời, phải có quy chế, nội quy rõ ràng, quản lý nghiêm ngặt đối với học viên nhằm nâng cao tinh thần và chất lượng học tập, nghiên cứu của học viên.
Tổng Bí thư ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời mong muốn Học viện tiếp tục khắc phục khó khăn, chú trọng công tác xây dựng nội bộ, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, quyết tâm vươn lên xứng đáng là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học lý luận, mẫu mực về phẩm chất đạo đức, giữ gìn lý tưởng cộng sản.
Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn đã báo cáo tình hình các mặt công tác của Học viện và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; đồng thời phân tích làm rõ một số đặc điểm tình hình, những khó khăn, thách thức đang đặt ra cho Học viện trong thời kỳ mới; đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để Học viện tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Trải qua 63 năm xây dựng, trưởng thành, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, trực tiếp chỉ đạo và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Học viện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, những năm gần đây, Học viện đã bám sát các yêu cầu của thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước, có nhiều đổi mới trong tất cả các mặt công tác, mở rộng quy mô đồng thời cố gắng bảo đảm yêu cầu chất lượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu lý luận chính trị, khoa học hành chính, góp phần đáng kể vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong thời kỳ mới, Học viện xác định đổi mới toàn diện các mặt công tác, trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, gắn nghiên cứu khoa học với yêu cầu thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; kiện toàn tổ chức bộ máy, phân cấp mạnh cho các đơn vị đồng thời tăng cường sự quản lý thống nhất trong toàn bộ hệ thống; tăng cường các nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của Học viện...
Nhân dịp này, Học viện có một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương Đảng, Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Học viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó có việc bảo đảm thống nhất quản lý đào tạo trên cơ sở tuân thủ đường lối, chính sách, pháp luật, quy định hiện hành; thực hiện nghiêm chế độ học tập, bồi dưỡng đối với cán bộ, đảng viên; quan tâm đặt hàng đối với Học viện về nghiên cứu khoa học; ưu tiên đầu tư nguồn lực, có một số chế độ, chính sách đặc thù đối với Học viện...
Tại buổi làm việc, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các đại biểu có mặt đã trao đổi về nhiều vấn đề liên quan đến các mặt công tác của Học viện, trong đó có vấn đề bảo đảm thống nhất quản lý và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học; chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cũng như các quy chế, quy định đối với học viên; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Học viện; công tác hợp tác quốc tế của Học viện..../.
Cùng dự buổi làm việc có ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban, ngành Trung ương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng của Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, khác với các nơi khác, đây là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt của đất nước, là trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận của quốc gia. Từ khi thành lập đến nay, chưa bao giờ Học viện có quy mô lớn như hiện nay, có hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
Tổng Bí thư nhất trí cho rằng, cần khẩn trương tổng kết Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện. Sau 7 năm Nghị quyết ra đời, có những điều đến nay vẫn còn nguyên giá trị, có những điều cần bổ sung phát triển từ thực tiễn, có những điều Nghị quyết đề ra nhưng chưa làm được, cần tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược, kế hoạch cho lâu dài, đồng thời có những việc cần phải làm ngay.
Tổng Bí thư lưu ý Học viện cần nhanh chóng khắc phục những mặt còn hạn chế trong thực tiễn công tác. Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cùng với đào tạo cơ bản, cần chú ý nhiều tới đào tạo kỹ năng quản lý, lãnh đạo; cùng với kiến thức lý luận cần tăng thêm kiến thức thực tiễn; bên cạnh đào tạo chuyên môn cần chú ý đào tạo về phẩm chất đạo đức, trước hết là học tư cách làm người, cần chấn chỉnh ngay tư tưởng học hành lớt phớt, cốt để lấy bằng, để đề bạt... Tất cả các bài giảng, những người lên lớp ở đây đều phải mẫu mực, phải đúng theo đường lối quan điểm của Đảng, lý luận Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần gắn đào tạo cơ bản với quy hoạch cán bộ, tạo nguồn chuẩn bị cho nhiệm kỳ khóa tới; chấn chỉnh ngay tình trạng quá nhiều lớp tại chức, chất lượng không cao, coi trọng hơn các lớp đào tạo tập trung. Tại Học viện này, phải đào tạo cán bộ trình độ cao cấp theo đúng chức năng, nhiệm vụ được; không chạy theo quy mô, mà chú trọng chất lượng đào tạo.
Tổng Bí thư chỉ rõ công tác nghiên cứu khoa học phải phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, công tác hoạch định xây dựng đường lối, phát triển lý luận; cần tránh tình trạng chạy theo số lượng, quá nhiều đề tài nhưng nội dung trùng lắp, nội hàm không có gì mới. Bên cạnh đó, Học viện cần đẩy mạnh công tác đấu tranh tư tưởng, muốn vậy phải có tâm huyết, hết lòng vì Đảng, vì dân, vì Tổ quốc, say sưa nghiên cứu, nâng cao trình độ kiến thức.
Trong điều kiện đội ngũ cán bộ của Học viện còn rất thiếu như hiện nay, cần tăng cường mời các cộng tác viên, giảng viên đương chức, đội ngũ chuyên gia có trình độ... tham gia giảng bài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn mới đồng thời, phải có quy chế, nội quy rõ ràng, quản lý nghiêm ngặt đối với học viên nhằm nâng cao tinh thần và chất lượng học tập, nghiên cứu của học viên.
Tổng Bí thư ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời mong muốn Học viện tiếp tục khắc phục khó khăn, chú trọng công tác xây dựng nội bộ, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, quyết tâm vươn lên xứng đáng là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học lý luận, mẫu mực về phẩm chất đạo đức, giữ gìn lý tưởng cộng sản.
Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn đã báo cáo tình hình các mặt công tác của Học viện và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; đồng thời phân tích làm rõ một số đặc điểm tình hình, những khó khăn, thách thức đang đặt ra cho Học viện trong thời kỳ mới; đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để Học viện tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Trải qua 63 năm xây dựng, trưởng thành, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, trực tiếp chỉ đạo và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Học viện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, những năm gần đây, Học viện đã bám sát các yêu cầu của thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước, có nhiều đổi mới trong tất cả các mặt công tác, mở rộng quy mô đồng thời cố gắng bảo đảm yêu cầu chất lượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu lý luận chính trị, khoa học hành chính, góp phần đáng kể vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong thời kỳ mới, Học viện xác định đổi mới toàn diện các mặt công tác, trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, gắn nghiên cứu khoa học với yêu cầu thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; kiện toàn tổ chức bộ máy, phân cấp mạnh cho các đơn vị đồng thời tăng cường sự quản lý thống nhất trong toàn bộ hệ thống; tăng cường các nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của Học viện...
Nhân dịp này, Học viện có một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương Đảng, Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Học viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó có việc bảo đảm thống nhất quản lý đào tạo trên cơ sở tuân thủ đường lối, chính sách, pháp luật, quy định hiện hành; thực hiện nghiêm chế độ học tập, bồi dưỡng đối với cán bộ, đảng viên; quan tâm đặt hàng đối với Học viện về nghiên cứu khoa học; ưu tiên đầu tư nguồn lực, có một số chế độ, chính sách đặc thù đối với Học viện...
Tại buổi làm việc, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các đại biểu có mặt đã trao đổi về nhiều vấn đề liên quan đến các mặt công tác của Học viện, trong đó có vấn đề bảo đảm thống nhất quản lý và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học; chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cũng như các quy chế, quy định đối với học viên; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Học viện; công tác hợp tác quốc tế của Học viện..../.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN)