Phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Văn Gầu, Phó Trưởng khoa Triết học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Dự thảo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), báo cáo chính trị, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011 đến 2020 là một hệ thống lý luận mang tính hệ thống khoa học và lô gic chặt chẽ.
Góp ý vào Dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng, ông Gầu cho rằng Cương lĩnh đã chỉ rõ sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân.
Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân. Vì vậy, để thực hiện cương lĩnh này đòi hỏi phải thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phó Giáo sư-tiến sỹ Vũ Văn Gầu hoàn toàn nhất trí với nội dung dự thảo của Cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011 đến 2020 nhưng trao đổi thêm một số nội dung trong phần “đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ.”
Thứ nhất là công tác đào tạo cán bộ. Phải chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ quản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo và quản lý kết hợp với độ tuổi bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển tránh tình trạng hẫng hụt như hiện nay. Đào tạo cán bộ là một quá trình, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Nhưng để thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cán bộ lãnh đạo ít nhất phải có bằng đại học chuyên ngành nào đó, trình độ ngoại ngữ, tin học và bằng cử nhân chính trị.
Để cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị mình lãnh đạo. Phải đứng vững lập trường của giai cấp công nhân, để chống lệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai là tuyển chọn cán bộ. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị là điều tất yếu nhưng Đảng nên chỉ giới thiệu, còn việc chọn ai thì do quần chúng ở các cấp, các ngành lựa chọn và bầu những người đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để lãnh đạo mình.
Lãnh đạo từ quần chúng mà ra nhưng phải là những người giỏi hơn quần chúng và được quần chúng tín nhiệm, tin yêu. Vì vậy, quy trình để bộ nhiệm cán bộ thì việc lấy ý kiến tín nhiệm của quần chúng nhân dân phải được xem xét một cách nghiêm túc, thực sự, chứ không chỉ để tham khảo mà cần coi đó như một kênh rất quan trọng về đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ.
Thứ ba là đánh giá cán bộ. Việc đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả thực tế và tín nhiệm của quần chúng nhân dân làm thước do chủ yếu. Vì vậy, quần chúng nhân dân đánh giá cán bộ lãnh đạo trực tiếp của mình là xác thực nhất, bởi vì họ là những người nắm rõ hiệu quả công việc, đạo đức, tác phong người lãnh đạo.
Thứ tư thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn nhiệm một cách thực sự dân chủ, công khai, minh bạch với tất cả mọi cán bộ. Việc miễn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cần căn cứ vào việc đánh giá của quần chúng nhân dân đối với cán bộ lãnh đạo đó. Bởi vì quần chúng bầu ra người đó, lựa chọn người đó nhưng trong quá trình lãnh đạo, thể hiện năng lực yếu kém, suy thoái về phẩm chất đạo đức, không hoàn thành nhiệm vụ thì họ đề nghị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì lãnh đạo cấp trên phải xem xét những đề nghị của quần chúng và căn cứ vào những quy chế để thực hiện miễn nhiệm cán bộ. Có như vậy mới loại bỏ được những cán bộ yếu kém, biến chất, đồng thời ngăn chặn được tình trạng chạy chức, chạy quyền.
Thứ năm là việc luân chuyển cán bộ. Nên luân chuyển cán bộ cùng ngành, từ ở trung ương xuống địa phương, từ tỉnh xuống huyện... để nắm bắt thực tiễn ở địa phương, hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân.
Mặt khác, không nên thuyên chuyển cán bộ từ lĩnh lực này sang lĩnh vực khác mà người đó không phù hợp với chuyên ngành của mình. Từ đó, thực hiện được “ý Đảng lòng dân,” nhất định chúng ta sẽ thực hiện thành công cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ, theo Phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Văn Gầu, cũng cần đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là trong điều kiện Việt nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế. Qua đó, ngăn chặn những phần tử cơ hội lọt vào làm lãnh đạo các cơ quan của hệ thống chính trị các cấp./.
Góp ý vào Dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng, ông Gầu cho rằng Cương lĩnh đã chỉ rõ sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân.
Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân. Vì vậy, để thực hiện cương lĩnh này đòi hỏi phải thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phó Giáo sư-tiến sỹ Vũ Văn Gầu hoàn toàn nhất trí với nội dung dự thảo của Cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011 đến 2020 nhưng trao đổi thêm một số nội dung trong phần “đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ.”
Thứ nhất là công tác đào tạo cán bộ. Phải chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ quản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo và quản lý kết hợp với độ tuổi bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển tránh tình trạng hẫng hụt như hiện nay. Đào tạo cán bộ là một quá trình, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Nhưng để thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cán bộ lãnh đạo ít nhất phải có bằng đại học chuyên ngành nào đó, trình độ ngoại ngữ, tin học và bằng cử nhân chính trị.
Để cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị mình lãnh đạo. Phải đứng vững lập trường của giai cấp công nhân, để chống lệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai là tuyển chọn cán bộ. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị là điều tất yếu nhưng Đảng nên chỉ giới thiệu, còn việc chọn ai thì do quần chúng ở các cấp, các ngành lựa chọn và bầu những người đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để lãnh đạo mình.
Lãnh đạo từ quần chúng mà ra nhưng phải là những người giỏi hơn quần chúng và được quần chúng tín nhiệm, tin yêu. Vì vậy, quy trình để bộ nhiệm cán bộ thì việc lấy ý kiến tín nhiệm của quần chúng nhân dân phải được xem xét một cách nghiêm túc, thực sự, chứ không chỉ để tham khảo mà cần coi đó như một kênh rất quan trọng về đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ.
Thứ ba là đánh giá cán bộ. Việc đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả thực tế và tín nhiệm của quần chúng nhân dân làm thước do chủ yếu. Vì vậy, quần chúng nhân dân đánh giá cán bộ lãnh đạo trực tiếp của mình là xác thực nhất, bởi vì họ là những người nắm rõ hiệu quả công việc, đạo đức, tác phong người lãnh đạo.
Thứ tư thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn nhiệm một cách thực sự dân chủ, công khai, minh bạch với tất cả mọi cán bộ. Việc miễn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cần căn cứ vào việc đánh giá của quần chúng nhân dân đối với cán bộ lãnh đạo đó. Bởi vì quần chúng bầu ra người đó, lựa chọn người đó nhưng trong quá trình lãnh đạo, thể hiện năng lực yếu kém, suy thoái về phẩm chất đạo đức, không hoàn thành nhiệm vụ thì họ đề nghị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì lãnh đạo cấp trên phải xem xét những đề nghị của quần chúng và căn cứ vào những quy chế để thực hiện miễn nhiệm cán bộ. Có như vậy mới loại bỏ được những cán bộ yếu kém, biến chất, đồng thời ngăn chặn được tình trạng chạy chức, chạy quyền.
Thứ năm là việc luân chuyển cán bộ. Nên luân chuyển cán bộ cùng ngành, từ ở trung ương xuống địa phương, từ tỉnh xuống huyện... để nắm bắt thực tiễn ở địa phương, hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân.
Mặt khác, không nên thuyên chuyển cán bộ từ lĩnh lực này sang lĩnh vực khác mà người đó không phù hợp với chuyên ngành của mình. Từ đó, thực hiện được “ý Đảng lòng dân,” nhất định chúng ta sẽ thực hiện thành công cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ, theo Phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Văn Gầu, cũng cần đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là trong điều kiện Việt nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế. Qua đó, ngăn chặn những phần tử cơ hội lọt vào làm lãnh đạo các cơ quan của hệ thống chính trị các cấp./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)