Có công lớn trong việc đưa VTC từ một xí nghiệp làm dịch vụ bảo hành tivi và các thiết bị truyền hình thành Tổng công ty truyền thông đa phương tiện hàng đầu Việt Nam, song đã đến thời điểm ông Thái Minh Tần phải “rửa tay gác kiếm,” nhận sổ hưu từ 1/1/2012.
Trò chuyện với phóng viên Vietnam+, vị “lão tướng” của ngành công nghệ truyền hình cho hay, bên cạnh những gì đã làm ông vẫn còn quá nhiều trăn trở…
- Chỉ còn vài ngày nữa ông sẽ chính thức thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VTC. Cảm giác của của ông bây giờ thế nào?
Ông Thái Minh Tần: Tôi rất luyến tiếc. Thêm vào đó, khi giao cho đội ngũ kế cận của mình, tôi thấy còn chưa tin tưởng lắm vì các em khác lớp trước chúng tôi. Chúng tôi làm việc bằng nhiệt huyết và sự hăng say…
Tôi nhớ thời kỳ đầu phát triển truyền hình Internet. Hồi ấy, có nhiều đơn vị phản đối rất kịch liệt nhưng tôi tranh đấu rất quyết liệt và cuối cùng thì chúng tôi cũng được làm. Bây giờ, khi chuyện khó khăn như vậy xảy ra, không biết các em sau này có làm được không. Tôi rất sợ điều ấy.
Mấy năm nay tôi đào tạo đội ngũ kế cận mới nhưng chưa ưng ai cả.
- Không có cách thay đổi tư duy của họ hay sao, thưa ông?
Ông Thái Minh Tần: Không, vì nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người rồi. Lớp trẻ bây giờ không như xưa. Trước, tôi làm quyết đoán lắm. Nhiều lúc nghĩ đến chuyện này tôi cũng buồn!
Nói thật, cả sự nghiệp tôi gây dựng sau này đều giao cho các em cả bởi đến tuổi thì về hưu như xã hội đã phân công. Nhưng các em có thực hiện được ý muốn của mình hay không thì là việc khác.
- Là thuyền trưởng kỳ cựu, chèo lái VTC từ một xí nghiệp làm dịch vụ bảo hành tivi và các thiết bị truyền hình với vỏn vẹn hơn 30 nhân viên trở thành một Tổng công ty Nhà nước có hàng ngàn nhân viên, điều gì làm ông nhớ nhất trong quãng thời gian dài “cầm bánh lái”?
Ông Thái Minh Tần: Kỷ niệm sâu sắc nhất là quá trình đấu tranh để đi đến số hóa mà mỗi khi nhớ đến tôi lại rơi cả nước mắt. Tìm tòi số hóa đã khó, mà xin phát còn khó hơn.
Tôi từng phải đeo máy, lắp đặt từng li từng tí để cho lãnh đạo khi ấy hiểu về số hóa. May sao, tôi được ông Hữu Thọ (khi đó là Trưởng ban Tuyên giáo, Trợ lý Tổng Bí thư) ủng hộ. Và VTC chính thức số hóa truyền hình năm 1993.
- Ngoài việc chưa tìm được người kế cận xứng đáng, ông có còn điều gì chưa làm được?
Ông Thái Minh Tần: Tôi trăn trở là kinh phí chưa được dồi dào nên nội dung nhiều khi chưa hay.
- Nhiều người cho rằng hai, ba năm nay, có vẻ như các kênh truyền hình của VTC đang dần đi xuống, thưa ông?
Ông Thái Minh Tần: Tôi cũng có cảm nhận như vậy. Thời gian gần đây VTC có xuống chút ít vì thiếu kinh phí. Chúng tôi có làm một số kênh xã hội hóa, nhưng thiếu tiền rất khó mà làm hay được. Chúng tôi phải lo kinh tế cho gần 1.000 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên… nên chuyện mua bản quyền truyền hình nhiều khi cũng khó.
- Ông có đánh giá gì về thị trường truyền hình trong vòng 5 năm tới?
Ông Thái Minh Tần: Do công nghệ phát triển nên đài truyền hình được khởi sắc rất nhiều. Trước kia, người dân có thể xem một vài kênh thì nay đã có quyền lựa chọn những kênh mà mình yêu thích qua truyền hình cáp, truyền hình số, vệ tinh số…
Ngoài ra, giờ cũng có nhiều nhà sản xuất truyền hình cạnh tranh nhau nên ngày càng có nhiều lựa chọn. Song, nó cũng có những mặt trái như cạnh tranh về mặt bản quyền, ví dụ như AVG mua bản quyền truyền hình bóng đá tới 20 năm…
Tôi nghĩ, trong vài năm tới truyền hình khó có thay đổi đột biến. Chất lượng các chương trình sẽ được nâng lên tí chút. Để chiếm được thị phần người tiêu dùng, các kênh truyền hình cần phải có chương trình hay, phải đầu tư. Muốn làm được thì người lãnh đạo phải có quyết tâm cao.
Để phát triển, nhà nước chỉ cho làm truyền hình thế thôi, không nên mở rộng nữa.
- Xin cảm ơn ông!
Trò chuyện với phóng viên Vietnam+, vị “lão tướng” của ngành công nghệ truyền hình cho hay, bên cạnh những gì đã làm ông vẫn còn quá nhiều trăn trở…
- Chỉ còn vài ngày nữa ông sẽ chính thức thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VTC. Cảm giác của của ông bây giờ thế nào?
Ông Thái Minh Tần: Tôi rất luyến tiếc. Thêm vào đó, khi giao cho đội ngũ kế cận của mình, tôi thấy còn chưa tin tưởng lắm vì các em khác lớp trước chúng tôi. Chúng tôi làm việc bằng nhiệt huyết và sự hăng say…
Tôi nhớ thời kỳ đầu phát triển truyền hình Internet. Hồi ấy, có nhiều đơn vị phản đối rất kịch liệt nhưng tôi tranh đấu rất quyết liệt và cuối cùng thì chúng tôi cũng được làm. Bây giờ, khi chuyện khó khăn như vậy xảy ra, không biết các em sau này có làm được không. Tôi rất sợ điều ấy.
Mấy năm nay tôi đào tạo đội ngũ kế cận mới nhưng chưa ưng ai cả.
- Không có cách thay đổi tư duy của họ hay sao, thưa ông?
Ông Thái Minh Tần: Không, vì nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người rồi. Lớp trẻ bây giờ không như xưa. Trước, tôi làm quyết đoán lắm. Nhiều lúc nghĩ đến chuyện này tôi cũng buồn!
Nói thật, cả sự nghiệp tôi gây dựng sau này đều giao cho các em cả bởi đến tuổi thì về hưu như xã hội đã phân công. Nhưng các em có thực hiện được ý muốn của mình hay không thì là việc khác.
- Là thuyền trưởng kỳ cựu, chèo lái VTC từ một xí nghiệp làm dịch vụ bảo hành tivi và các thiết bị truyền hình với vỏn vẹn hơn 30 nhân viên trở thành một Tổng công ty Nhà nước có hàng ngàn nhân viên, điều gì làm ông nhớ nhất trong quãng thời gian dài “cầm bánh lái”?
Ông Thái Minh Tần: Kỷ niệm sâu sắc nhất là quá trình đấu tranh để đi đến số hóa mà mỗi khi nhớ đến tôi lại rơi cả nước mắt. Tìm tòi số hóa đã khó, mà xin phát còn khó hơn.
Tôi từng phải đeo máy, lắp đặt từng li từng tí để cho lãnh đạo khi ấy hiểu về số hóa. May sao, tôi được ông Hữu Thọ (khi đó là Trưởng ban Tuyên giáo, Trợ lý Tổng Bí thư) ủng hộ. Và VTC chính thức số hóa truyền hình năm 1993.
- Ngoài việc chưa tìm được người kế cận xứng đáng, ông có còn điều gì chưa làm được?
Ông Thái Minh Tần: Tôi trăn trở là kinh phí chưa được dồi dào nên nội dung nhiều khi chưa hay.
- Nhiều người cho rằng hai, ba năm nay, có vẻ như các kênh truyền hình của VTC đang dần đi xuống, thưa ông?
Ông Thái Minh Tần: Tôi cũng có cảm nhận như vậy. Thời gian gần đây VTC có xuống chút ít vì thiếu kinh phí. Chúng tôi có làm một số kênh xã hội hóa, nhưng thiếu tiền rất khó mà làm hay được. Chúng tôi phải lo kinh tế cho gần 1.000 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên… nên chuyện mua bản quyền truyền hình nhiều khi cũng khó.
- Ông có đánh giá gì về thị trường truyền hình trong vòng 5 năm tới?
Ông Thái Minh Tần: Do công nghệ phát triển nên đài truyền hình được khởi sắc rất nhiều. Trước kia, người dân có thể xem một vài kênh thì nay đã có quyền lựa chọn những kênh mà mình yêu thích qua truyền hình cáp, truyền hình số, vệ tinh số…
Ngoài ra, giờ cũng có nhiều nhà sản xuất truyền hình cạnh tranh nhau nên ngày càng có nhiều lựa chọn. Song, nó cũng có những mặt trái như cạnh tranh về mặt bản quyền, ví dụ như AVG mua bản quyền truyền hình bóng đá tới 20 năm…
Tôi nghĩ, trong vài năm tới truyền hình khó có thay đổi đột biến. Chất lượng các chương trình sẽ được nâng lên tí chút. Để chiếm được thị phần người tiêu dùng, các kênh truyền hình cần phải có chương trình hay, phải đầu tư. Muốn làm được thì người lãnh đạo phải có quyết tâm cao.
Để phát triển, nhà nước chỉ cho làm truyền hình thế thôi, không nên mở rộng nữa.
- Xin cảm ơn ông!
Ông Thái Minh Tần sinh năm 1950 tại Nghệ An, được đào tạo tại Khoa Vô tuyến (Đại học Bách khoa Hà Nội). Ông có bằng Tiến sĩ khoa học Kinh tế và Kỹ sư điện tử. Năm 2006, ông Tần khi ấy là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc VTC - đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông là một trong những người có công lớn nhất trong việc chèo lái VTC, đưa đơn vị này trở thành Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện hàng đầu Việt Nam (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông). |
Trung Hiền (Vietnam+)