Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 8/4 kêu gọi các chủ doanh nghiệp tham dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) thống nhất quan điểm và cùng chung tiếng nói nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của châu Á và thế giới.
Phát biểu tại một cuộc đối thoại bàn tròn với đại diện của khoảng 30 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc và nước ngoài, ông Tập Cận Bình nhận định các doanh nghiệp, trong vai trò là một lực lượng chính tạo công ăn việc làm và của cải vật chất, sẽ có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế của châu Á và thế giới.
Ông cũng hoan nghênh các bài phát biểu và các cuộc thảo luận của các chủ doanh nghiệp, cho rằng các quan điểm này sẽ giúp thúc đẩy hợp tác giữa các nước châu Á, cũng như giữa châu lục này với các khu vực khác.
Cuộc đối thoại với các chủ doanh nghiệp là một phần quan trọng trong BFA thường niên. Các chủ doanh nghiệp chiếm tới 2/3 số đại biểu tham gia BFA.
Trước đó, ông Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Australia Julia Gillard ngày 7/4. Ông cho biết Trung Quốc và Australia nhất trí tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi. Hai bên cũng nhất trí xây dựng một cơ chế họp thường niên giữa các thủ tướng.
Về phần mình, bà Gillard cho biết Australia mong muốn phát triển mối quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc, đồng thời bày tỏ hy vọng cơ chế họp thường kỳ giữa hai thủ tướng sẽ giúp hợp tác song phương đi vào chiều sâu.
Australia hy vọng trở thành một nhà cung cấp tài nguyên đáng tin cậy cho Trung Quốc, trong khi mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp và dịch vụ tài chính. Theo bà, hai nước cần mở rộng đầu tư song phương và sớm nỗ lực đạt một thỏa thuận về tự do thương mại.
Bà cũng cho biết Australia hy vọng duy trì các hoạt động tiếp xúc và phối hợp với Trung Quốc để cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.
Cùng ngày, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với các lãnh đạo của châu Á như New Zealand, Campuchia, Mông Cổ... nhằm tăng cường quan hệ song phương./.
Phát biểu tại một cuộc đối thoại bàn tròn với đại diện của khoảng 30 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc và nước ngoài, ông Tập Cận Bình nhận định các doanh nghiệp, trong vai trò là một lực lượng chính tạo công ăn việc làm và của cải vật chất, sẽ có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế của châu Á và thế giới.
Ông cũng hoan nghênh các bài phát biểu và các cuộc thảo luận của các chủ doanh nghiệp, cho rằng các quan điểm này sẽ giúp thúc đẩy hợp tác giữa các nước châu Á, cũng như giữa châu lục này với các khu vực khác.
Cuộc đối thoại với các chủ doanh nghiệp là một phần quan trọng trong BFA thường niên. Các chủ doanh nghiệp chiếm tới 2/3 số đại biểu tham gia BFA.
Trước đó, ông Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Australia Julia Gillard ngày 7/4. Ông cho biết Trung Quốc và Australia nhất trí tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi. Hai bên cũng nhất trí xây dựng một cơ chế họp thường niên giữa các thủ tướng.
Về phần mình, bà Gillard cho biết Australia mong muốn phát triển mối quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc, đồng thời bày tỏ hy vọng cơ chế họp thường kỳ giữa hai thủ tướng sẽ giúp hợp tác song phương đi vào chiều sâu.
Australia hy vọng trở thành một nhà cung cấp tài nguyên đáng tin cậy cho Trung Quốc, trong khi mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp và dịch vụ tài chính. Theo bà, hai nước cần mở rộng đầu tư song phương và sớm nỗ lực đạt một thỏa thuận về tự do thương mại.
Bà cũng cho biết Australia hy vọng duy trì các hoạt động tiếp xúc và phối hợp với Trung Quốc để cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.
Cùng ngày, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với các lãnh đạo của châu Á như New Zealand, Campuchia, Mông Cổ... nhằm tăng cường quan hệ song phương./.
(TTXVN)