Đắk Lắk cần chú trọng rà soát lại những vấn đề về đất đai và kiện toàn hệ thống chính trị tại cơ sở, xem đây là hai nhiệm vụ quan trọng để phát triển Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
Đây là khẳng định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong ngày làm việc 18/3 với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012 tại địa phương.
Góp phần cùng cả nước thực hiện Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Đắk Lắk đã đạt nhịp độ tăng trưởng GDP 13%; 17/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch; thu ngân sách đạt 3.475 tỷ đồng.
Trước Tết Nguyên đán, tỉnh đã hoàn thành việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo với 367 căn nhà để người nghèo đón xuân; tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở biên giới vùng biên phòng.
Các chương trình dự án thuộc chính sách dân tộc được tỉnh thực hiện kịp thời, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao đời sống của đồng bào.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được tỉnh triển khai trên địa bàn 152 xã gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, môi trường, hệ thống chính trị… nhằm phát triển nông thôn toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại cộng đồng.
Năm 2012, Đắk Lắk đã quán triệt và xây dựng chương trình hành động với mục tiêu tổng quát: tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy sản xuất phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Ghi nhận những đổi thay trong đời sống xã hội ở hầu hết các buôn làng Tây nguyên, Chủ tịch nước cho rằng trong bối cảnh kinh tế trong nước, thế giới chịu những tác động chung của khủng hoảng tài chính, thiên tai đe dọa sản xuất nông nghiệp, nhưng vượt lên khó khăn, Đắk Lắk vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đạt khá là kết quả đáng khích lệ.
Chủ tịch nước đề nghị tỉnh kiểm tra, đánh giá lại quỹ đất, quỹ rừng đang được các đơn vị sử dụng, không để thất thoát lãng phí. Chủ tịch nước căn dặn các cấp chính quyền chăm lo phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, cận nghèo ở các xã mới thoát nghèo nhưng chưa vững chắc, tránh để tình trạng “tái đặc biệt khó khăn.”
Chủ tịch nước cũng lưu ý sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị đang biểu hiện ngày càng tăng. Đây là vấn đề mà Đảng bộ, chính quyền cần quan tâm và có chính sách điều chỉnh.
Đánh giá cao việc Đắk Lắk duy trì quan hệ hữu nghị tốt với các tỉnh chung đường biên giới thuộc các nước Lào, Campuchia, Chủ tịch nước cho rằng kết quả đạt được trong thu hút đầu tư, nâng cấp hạ tầng khu vực Tam giác phát triển có chuyển biến nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn mới, tỉnh cần có cơ chế thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực để tạo thêm động lực phát triển. Chủ tịch đề nghị tỉnh tiếp tục có thêm nhiều giải pháp tích cực trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
Tại Học viện Hành chính phân viện khu vực Tây Nguyên thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác đã nghe báo cáo hoạt động của Học viện trong thời gian qua.
Học viện Hành chính phân viện khu vực Tây Nguyên được thành lập ngày 16/12/2005. Trong 7 năm qua, cán bộ, giảng viên học viện đã nỗ lực vượt qua khó khăn về tình trạng thiếu cơ sở vật chất và cán bộ để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đến nay, Học viện đã tổ chức đào tạo được 6 lớp chuyên viên chính với 600 học viên, 3 lớp chuyên viên với 300 học viên và nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng khác. Từ năm 2010, tất cả loại hình đào tạo trong lĩnh vực hành chính của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đều đã được tổ chức đào tạo tại Học viện Hành Chính phân viện khu vực Tây Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và nguồn nhân lực cho khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Nói chuyện với cán bộ, giảng viên và học viên của học viện, Chủ tịch nước nhấn mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, công tác xây dựng chính quyền, xây dựng nền hành chính của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Để thực hiện được, một trong những nhiệm vụ đặt ra là phải không ngừng nâng cao năng lực cán bộ đang giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo điều hành.
Chủ tịch nước tin tưởng Học viện Hành chính phân viện khu vực Tây Nguyên trong quá trình hoạt động sẽ đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo nâng cao trình độ và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ khu vực Tây Nguyên.
Chia sẻ khó khăn của Học viện trong thời gian qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn cán bộ, giảng viên Học viện Hành chính phân viện khu vực Tây Nguyên tiếp tục phấn đấu, không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, nơi ăn ở, sinh hoạt, để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm dự án xây dựng trụ sở mới của Học viện.
Làm việc với Tòa án nhân dân tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh về công tác cải cách tư pháp, Chủ tịch nước đánh giá cao các cơ quan tư pháp tỉnh đã từng bước nâng cáo chất lượng tố tụng, xét xử các vụ án hình sự; giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, thấu lý đạt tình các tranh chấp khiếu kiện trong nhân dân thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Trong các phiên xét xử, chất lượng tranh tụng được đặt lên hàng đầu.
Công tác xét xử lưu động các vụ án điểm, án đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện tốt, góp phần giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và răn đe, phòng ngừa tội phạm chung.
Chủ tịch nước hoan nghênh ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân đã luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng tổ chức sinh hoạt, phổ biến quán triệt đến từng cán bộ công chức toàn ngành học tập, nghiên cứu chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo các đơn vị xác định rõ vai trò vị trí trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, điều hành và thực hiện Nghị quyết, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi tổ chức cá nhân.
Nhấn mạnh Đắk Lắk là tỉnh có số lượng án luôn dẫn đầu khu vực miền Trung - Tây nguyên, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo hai đơn vị tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp; đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo Đảng, giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thôn Nà ven, xã Ea wer huyện Buôn Đôn thăm mô hình chuyển đổi đất và cây trồng, tặng quà các gia đình đối tượng chính sách, làm kinh tế giỏi của xã; ghi nhận những ý kiến của người dân mong muốn.
Động viên bà con thâm canh tăng năng suất, ứng dụng thêm nhiều thành quả khoa học, Chủ tịch nước tin tưởng với đức tính chăm chỉ chuyên cần, người dân xã Ea wer cùng các cấp chính quyền sẽ thành công trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của huyện Buôn Đôn./.
Đây là khẳng định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong ngày làm việc 18/3 với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012 tại địa phương.
Góp phần cùng cả nước thực hiện Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Đắk Lắk đã đạt nhịp độ tăng trưởng GDP 13%; 17/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch; thu ngân sách đạt 3.475 tỷ đồng.
Trước Tết Nguyên đán, tỉnh đã hoàn thành việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo với 367 căn nhà để người nghèo đón xuân; tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở biên giới vùng biên phòng.
Các chương trình dự án thuộc chính sách dân tộc được tỉnh thực hiện kịp thời, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao đời sống của đồng bào.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được tỉnh triển khai trên địa bàn 152 xã gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, môi trường, hệ thống chính trị… nhằm phát triển nông thôn toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại cộng đồng.
Năm 2012, Đắk Lắk đã quán triệt và xây dựng chương trình hành động với mục tiêu tổng quát: tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy sản xuất phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Ghi nhận những đổi thay trong đời sống xã hội ở hầu hết các buôn làng Tây nguyên, Chủ tịch nước cho rằng trong bối cảnh kinh tế trong nước, thế giới chịu những tác động chung của khủng hoảng tài chính, thiên tai đe dọa sản xuất nông nghiệp, nhưng vượt lên khó khăn, Đắk Lắk vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đạt khá là kết quả đáng khích lệ.
Chủ tịch nước đề nghị tỉnh kiểm tra, đánh giá lại quỹ đất, quỹ rừng đang được các đơn vị sử dụng, không để thất thoát lãng phí. Chủ tịch nước căn dặn các cấp chính quyền chăm lo phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, cận nghèo ở các xã mới thoát nghèo nhưng chưa vững chắc, tránh để tình trạng “tái đặc biệt khó khăn.”
Chủ tịch nước cũng lưu ý sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị đang biểu hiện ngày càng tăng. Đây là vấn đề mà Đảng bộ, chính quyền cần quan tâm và có chính sách điều chỉnh.
Đánh giá cao việc Đắk Lắk duy trì quan hệ hữu nghị tốt với các tỉnh chung đường biên giới thuộc các nước Lào, Campuchia, Chủ tịch nước cho rằng kết quả đạt được trong thu hút đầu tư, nâng cấp hạ tầng khu vực Tam giác phát triển có chuyển biến nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn mới, tỉnh cần có cơ chế thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực để tạo thêm động lực phát triển. Chủ tịch đề nghị tỉnh tiếp tục có thêm nhiều giải pháp tích cực trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
Tại Học viện Hành chính phân viện khu vực Tây Nguyên thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác đã nghe báo cáo hoạt động của Học viện trong thời gian qua.
Học viện Hành chính phân viện khu vực Tây Nguyên được thành lập ngày 16/12/2005. Trong 7 năm qua, cán bộ, giảng viên học viện đã nỗ lực vượt qua khó khăn về tình trạng thiếu cơ sở vật chất và cán bộ để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đến nay, Học viện đã tổ chức đào tạo được 6 lớp chuyên viên chính với 600 học viên, 3 lớp chuyên viên với 300 học viên và nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng khác. Từ năm 2010, tất cả loại hình đào tạo trong lĩnh vực hành chính của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đều đã được tổ chức đào tạo tại Học viện Hành Chính phân viện khu vực Tây Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và nguồn nhân lực cho khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Nói chuyện với cán bộ, giảng viên và học viên của học viện, Chủ tịch nước nhấn mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, công tác xây dựng chính quyền, xây dựng nền hành chính của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Để thực hiện được, một trong những nhiệm vụ đặt ra là phải không ngừng nâng cao năng lực cán bộ đang giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo điều hành.
Chủ tịch nước tin tưởng Học viện Hành chính phân viện khu vực Tây Nguyên trong quá trình hoạt động sẽ đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo nâng cao trình độ và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ khu vực Tây Nguyên.
Chia sẻ khó khăn của Học viện trong thời gian qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn cán bộ, giảng viên Học viện Hành chính phân viện khu vực Tây Nguyên tiếp tục phấn đấu, không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, nơi ăn ở, sinh hoạt, để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm dự án xây dựng trụ sở mới của Học viện.
Làm việc với Tòa án nhân dân tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh về công tác cải cách tư pháp, Chủ tịch nước đánh giá cao các cơ quan tư pháp tỉnh đã từng bước nâng cáo chất lượng tố tụng, xét xử các vụ án hình sự; giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, thấu lý đạt tình các tranh chấp khiếu kiện trong nhân dân thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Trong các phiên xét xử, chất lượng tranh tụng được đặt lên hàng đầu.
Công tác xét xử lưu động các vụ án điểm, án đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện tốt, góp phần giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và răn đe, phòng ngừa tội phạm chung.
Chủ tịch nước hoan nghênh ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân đã luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng tổ chức sinh hoạt, phổ biến quán triệt đến từng cán bộ công chức toàn ngành học tập, nghiên cứu chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo các đơn vị xác định rõ vai trò vị trí trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, điều hành và thực hiện Nghị quyết, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi tổ chức cá nhân.
Nhấn mạnh Đắk Lắk là tỉnh có số lượng án luôn dẫn đầu khu vực miền Trung - Tây nguyên, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo hai đơn vị tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp; đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo Đảng, giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thôn Nà ven, xã Ea wer huyện Buôn Đôn thăm mô hình chuyển đổi đất và cây trồng, tặng quà các gia đình đối tượng chính sách, làm kinh tế giỏi của xã; ghi nhận những ý kiến của người dân mong muốn.
Động viên bà con thâm canh tăng năng suất, ứng dụng thêm nhiều thành quả khoa học, Chủ tịch nước tin tưởng với đức tính chăm chỉ chuyên cần, người dân xã Ea wer cùng các cấp chính quyền sẽ thành công trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của huyện Buôn Đôn./.
Hoàng Giang-Việt Dũng (TTXVN)