Ngày 4/1, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam đã tổ chức gặp mặt truyền thống nhân dịp năm mới. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao cống hiến to lớn của các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định, thực tế lịch sử hơn 60 năm qua đã khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo, tầm nhìn chiến lược và lòng nhân ái sâu sắc của Bác Hồ và Đảng khi tổ chức ra các trường thiếu sinh quân. Chủ tịch nước cho rằng các trường thiếu sinh quân là mô hình đào tạo có chất lượng và hiệu quả cao. Trong nhà trường, học sinh vừa được học tập và rèn luyện hết sức nghiêm túc về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Bày tỏ niềm vui được đến dự buổi gặp mặt truyền thống, nhân dịp năm mới, Chủ tịch nước chúc sức khỏe các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam, mong muốn các thiếu sinh quân tiếp tục đóng góp cho đất nước theo khả năng, đặc biệt là giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Chủ tịch nước tin tưởng các thiếu sinh quân hiện nay học tập tốt, rèn luyện tốt, xứng đáng là người kế thừa, phát huy truyền thống của thiếu sinh quân Việt Nam.
Các đại biểu đã ôn lại truyền thống vẻ vang của thiếu sinh quân Việt Nam. Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, với tầm nhìn xa trông rộng và lòng thương yêu các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ và Trung ương thấy cần phải mở trường thiếu sinh quân để đào tạo những thiếu niên đã qua chiến đấu, trở thành đội ngũ kế cận sau này cho quân đội. Từ ý tưởng của Bác, năm 1946-1947, nhiều tổ chức thiếu sinh quân được hình thành với quy mô nhỏ ở miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ, Liên khu IV, khu V, Liên khu Việt Bắc.
Trên cơ sở đó, tháng 5/1949, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam được thành lập ở Việt Bắc. Qua các giai đoạn đào tạo kế tiếp, dưới mái trường mang tên “Dục tài học hiệu” (1951), “Nguyễn Văn Trỗi” (1965), các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam đã có nhiều cống hiến, đóng góp cho đất nước, xây dựng nên truyền thống vẻ vang của thiếu sinh quân Việt Nam.
Nhiều thiếu sinh quân sau khi ra trường đã tham gia ngay vào các cuộc kháng chiến của dân tộc, lập công xuất sắc, nhiều người đã anh dũng hy sinh trên chiến trường. Nhiều thiếu sinh quân trưởng thành, trở thành tướng lĩnh trong quân đội, nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng./.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao cống hiến to lớn của các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định, thực tế lịch sử hơn 60 năm qua đã khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo, tầm nhìn chiến lược và lòng nhân ái sâu sắc của Bác Hồ và Đảng khi tổ chức ra các trường thiếu sinh quân. Chủ tịch nước cho rằng các trường thiếu sinh quân là mô hình đào tạo có chất lượng và hiệu quả cao. Trong nhà trường, học sinh vừa được học tập và rèn luyện hết sức nghiêm túc về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Bày tỏ niềm vui được đến dự buổi gặp mặt truyền thống, nhân dịp năm mới, Chủ tịch nước chúc sức khỏe các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam, mong muốn các thiếu sinh quân tiếp tục đóng góp cho đất nước theo khả năng, đặc biệt là giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Chủ tịch nước tin tưởng các thiếu sinh quân hiện nay học tập tốt, rèn luyện tốt, xứng đáng là người kế thừa, phát huy truyền thống của thiếu sinh quân Việt Nam.
Các đại biểu đã ôn lại truyền thống vẻ vang của thiếu sinh quân Việt Nam. Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, với tầm nhìn xa trông rộng và lòng thương yêu các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ và Trung ương thấy cần phải mở trường thiếu sinh quân để đào tạo những thiếu niên đã qua chiến đấu, trở thành đội ngũ kế cận sau này cho quân đội. Từ ý tưởng của Bác, năm 1946-1947, nhiều tổ chức thiếu sinh quân được hình thành với quy mô nhỏ ở miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ, Liên khu IV, khu V, Liên khu Việt Bắc.
Trên cơ sở đó, tháng 5/1949, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam được thành lập ở Việt Bắc. Qua các giai đoạn đào tạo kế tiếp, dưới mái trường mang tên “Dục tài học hiệu” (1951), “Nguyễn Văn Trỗi” (1965), các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam đã có nhiều cống hiến, đóng góp cho đất nước, xây dựng nên truyền thống vẻ vang của thiếu sinh quân Việt Nam.
Nhiều thiếu sinh quân sau khi ra trường đã tham gia ngay vào các cuộc kháng chiến của dân tộc, lập công xuất sắc, nhiều người đã anh dũng hy sinh trên chiến trường. Nhiều thiếu sinh quân trưởng thành, trở thành tướng lĩnh trong quân đội, nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng./.
Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)