Chiều 19/5 theo giờ địa phương (tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã rời Liên bang Thụy Sĩ, tiếp tục đi thăm cấp nhà nước Cộng hòa Phần Lan từ ngày 19-22/5.
Chuyến thăm lần đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam tới Cộng hòa Phần Lan được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Tarja Halonen .
Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Cộng hòa Phần Lan luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và có hiệu quả, cả trong thời kỳ đất nước bị bao vây, cấm vận, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển ngày nay.
Việt Nam hiện là một trong tám nước “đối tác lâu dài về hợp tác và phát triển” của Phần Lan. Tại Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ tháng 12/2009, Phần Lan cam kết hỗ trợ Việt Nam 49,58 triệu USD vốn ODA cho năm 2010, nâng tổng vốn ODA của Phần Lan dành cho Việt Nam lên trên 400 triệu USD.
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Phần Lan ngày càng có tín hiệu phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại song phương năm 2009 ở mức gần 230 triệu USD; đầu tư trực tiếp của Phần Lan vào Việt Nam khoảng trên 60 triệu USD.
Lĩnh vực này đã được Phần Lan xác định là ưu tiên trong quan hệ với Việt Nam. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Tarja Halonen tháng 2/2008, chính phủ hai nước đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư - cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư song phương.
Phần Lan đã mở Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5/2008), Văn phòng Cơ quan Xúc tiến thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh (đầu năm 2009) và Lãnh sự danh dự tại thành phố Đà Nẵng (tháng 2/2010) để đáp ứng nhu cầu của các công ty Phần Lan đang ngày càng quan tâm tới thị trường Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát gần đây của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần Lan, Việt Nam là thị trường châu Á đứng thứ hai, sau Trung Quốc, được doanh nghiệp Phần Lan quan tâm.
Về hợp tác giáo dục-đào tạo, hiện có khoảng 500 sinh viên Việt Nam sang Phần Lan du học. Tháng 11/2006, Bộ Ngoại giao Phần Lan đã chọn Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á vào danh sách các nước được nhận tài trợ Giai đoạn 2 của Chương trình trao đổi giáo dục Bắc-Nam-Nam.
Hợp tác lao động cũng là một lĩnh vực có tiềm năng trong quan hệ Việt Nam-Phần Lan. Năm 2008, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất ngoài khu vực châu Âu được Phần Lan lựa chọn thực hiện mô hình đưa lao động sang Phần Lan theo hình thức hợp tác thí điểm “lao động di cư”./.
Chuyến thăm lần đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam tới Cộng hòa Phần Lan được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Tarja Halonen .
Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Cộng hòa Phần Lan luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và có hiệu quả, cả trong thời kỳ đất nước bị bao vây, cấm vận, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển ngày nay.
Việt Nam hiện là một trong tám nước “đối tác lâu dài về hợp tác và phát triển” của Phần Lan. Tại Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ tháng 12/2009, Phần Lan cam kết hỗ trợ Việt Nam 49,58 triệu USD vốn ODA cho năm 2010, nâng tổng vốn ODA của Phần Lan dành cho Việt Nam lên trên 400 triệu USD.
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Phần Lan ngày càng có tín hiệu phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại song phương năm 2009 ở mức gần 230 triệu USD; đầu tư trực tiếp của Phần Lan vào Việt Nam khoảng trên 60 triệu USD.
Lĩnh vực này đã được Phần Lan xác định là ưu tiên trong quan hệ với Việt Nam. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Tarja Halonen tháng 2/2008, chính phủ hai nước đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư - cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư song phương.
Phần Lan đã mở Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5/2008), Văn phòng Cơ quan Xúc tiến thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh (đầu năm 2009) và Lãnh sự danh dự tại thành phố Đà Nẵng (tháng 2/2010) để đáp ứng nhu cầu của các công ty Phần Lan đang ngày càng quan tâm tới thị trường Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát gần đây của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần Lan, Việt Nam là thị trường châu Á đứng thứ hai, sau Trung Quốc, được doanh nghiệp Phần Lan quan tâm.
Về hợp tác giáo dục-đào tạo, hiện có khoảng 500 sinh viên Việt Nam sang Phần Lan du học. Tháng 11/2006, Bộ Ngoại giao Phần Lan đã chọn Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á vào danh sách các nước được nhận tài trợ Giai đoạn 2 của Chương trình trao đổi giáo dục Bắc-Nam-Nam.
Hợp tác lao động cũng là một lĩnh vực có tiềm năng trong quan hệ Việt Nam-Phần Lan. Năm 2008, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất ngoài khu vực châu Âu được Phần Lan lựa chọn thực hiện mô hình đưa lao động sang Phần Lan theo hình thức hợp tác thí điểm “lao động di cư”./.
(TTXVN/Vietnam+)