Đây là phiên họp cuối cùng trong năm nhằm thảo luận, đánh giá kết quả côngtác cải cách tư pháp năm 2012; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tưpháp năm 2013; dự kiến chương trình làm việc của Ban chỉ đạo trong năm nay.
Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm côngtác cải cách tư pháp, năm 2012, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, các cấpủy, tổ chức cơ sở Đảng trong các cơ quan tư pháp và các cơ quan các tổ chức liênquan đã chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo chươngtrình kế hoạch và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị; lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thựctiễn thi hành Hiến pháp năm 1992, nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cácquy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động tư pháp theo đúng tinhthần Nghị quyết số 05-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); đồngthời nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật, pháp lệnh cóliên quan đến tổ chức, hoạt động tư pháp
Ban Chỉ đạo đã lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu thực hiện chủ trương về đổimới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp theo tinhthần Nghị quyết số 49-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020. Tòa án Nhân dân tối cao phối hợp các ngành liên quan xây dựng Đề ánthành lập Tòa án Nhân dân sơ thẩm khu vực ở địa phương và Đề án về tăng cường cơsở vật chất, đội ngũ cán bộ của ngành Tòa án Nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cáchtư pháp trong tình hình mới.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng Đề ánnghiên cứu chuyển Viện kiểm sát Nhân dân thành Viện công tố… Các cấp ủy, tổ chứcĐảng trong các cơ quan tư pháp và các cơ quan tổ chức có liên quan đã quán triệtthực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 39-CT/TƯ ngày 9-12-2009 của Ban Bí thư về hợptác với nước ngoài trong lĩnh vực cải cách tư pháp.
Năm 2012, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quantrọng, nghiên cứu làm rõ, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, báo cáo, đề xuất BộChính trị xem xét, kết luận những đề án thuộc nhiệm vụ trọng tâm của chiến lượccải cách tư pháp. Tổ chức, thực hiện nghiêm túc các phiên họp của Ban chỉ đạo vàhoàn thành các chương trình, nội dung đã đề ra trong năm 2012.
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương xác định nhiệm vụ trọng tâm trong nămnay: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tiếp tục xây dựng, hoànthiện chính sách pháp luật thể chế hóa các chủ trương, định hướng về cải cách tưpháp đã được xác định trong các văn kiện của Đảng; Nghiên cứu, đề xuất với BộChính trị kết luận rõ một số vấn đề nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TƯ.
Tổ chức lấy ý kiến nhân dân và cán bộ tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung cácquy định của Hiến pháp năm 1992; tiếp tục xây dựng các đề án chi tiết về đổi mớitổ chức và hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, cơ quan điềutra; kiện toàn tổ chức hoạt động của các cơ quan, các tổ chức bổ trợ tư pháp,bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đếnlàm việc tại các cơ quan tư pháp; tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càngtốt hơn nhu cầu của công việc; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tưpháp.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định rằngcông tác cải cách tư pháp trong năm 2012 có nhiều chuyển biến tích cực với sựquan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong các cơ quan tưpháp ở Trung ương và địa phương. Nhiều đề án quan trọng liên quan đến công táccải cách tư pháp được xây dựng, xem xét. Các cơ quan tư pháp đã góp phần quantrọng vào việc nghiên cứu, đề xuất những nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Một số đạo luật liên quan đến công tác cải cách tư pháp được xây dựng, trìnhQuốc hội xem xét, thông qua; tổ chức, hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan tưpháp ngày càng được hoàn thiện; công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, xâydựng cơ sở vật chất được quan tâm; các cơ quan tư pháp đã chấp hành nghiêm túcsự giám sát của các cơ quan dân cử và sự chỉ đạo của Đảng.
Chủ tịch nước đánh giá, mặc dù kiêm nhiệm nhưng các thành viên của Ban Chỉ đạođã theo sát được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng chorằng, công tác cải cách tư pháp còn một số tồn tại, hạn chế, cần khắc phục trongthời gian tới như việc thực hiện pháp luật nói chung trong đó có cải cách tưpháp trên một số lĩnh vực chưa đi vào đời sống; một số chủ trương, định hướng vềcải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị chưa được thểchế hóa kịp thời; một số đề án chuyên đề liên quan đến công tác cải cách tư phápcòn hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu.
Đề cập những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách tư pháp năm nay, Chủtịch nước đề nghị các cơ quan tư pháp tiếp tục tham gia tích cực vào việc nghiêncứu, góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung vào các nội dungliên quan đến cải cách tư pháp; tổ chức đánh giá sơ kết việc thực hiện Nghịquyết 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị.
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và cácbộ, ngành, địa phương tăng cường sự kiểm tra, giám sát, nắm tình hình triển khaithực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp tại các ngành, địa phương./.