Ngày 31/7, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước cùng các thành viên đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã nghe Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp báo cáo những kết quả đạt được sau 8 năm triển khai Nghị quyết.
Theo thống kê ban đầu, trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp, trong tổng số 178 luật, pháp lệnh được ban hành trong thời gian từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2013 có 63 văn bản, chiếm 35%, trực tiếp liên quan đến cải cách tư pháp. Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo 22/23 dự án luật, pháp lệnh, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thể chế về tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp; đồng thời tham gia hầu hết các dự án luật, pháp lệnh trong lĩnh vực tư pháp, qua đó thể chế hóa các quan điểm, định hướng trong Nghị quyết số 49.
Ngành đã hoàn thành nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ tổ chức tổng kết thi hành và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 với nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến cải cách tư pháp.
Thực hiện chủ trương “xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp” theo Nghị quyết số 49, nhiều chính sách lớn, quy hoạch tổng thể trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp đã được ban hành. Cả nước đã thành lập 62 đoàn luật sư tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với khoảng 8.500 luật sư và khoảng 3.500 người tập sự hành nghề luật sư, hoạt động trong 3.165 tổ chức hành nghề luật sư; 47/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm giám định pháp y thuộc Sở Y tế. Tổ chức bộ máy của ngành tư pháp được kiện toàn mạnh mẽ theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động năng động, hiệu quả và có trách nhiệm.
Đặc biệt, các cơ quan thi hành án dân sự đã được nâng tầm thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương với 3 cấp điều hành tập trung, thống nhất. Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo được 27.924 sinh viên với chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Nghị quyết cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Thể chế trong lĩnh vực tư pháp, bổ trợ tư pháp vẫn còn những hạn chế, bất cập. Việc xây dựng dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm chưa toàn diện, đồng bộ; thiếu dự báo mang tính chiến lược và sự ưu tiên trong việc giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội; tiến độ xây dựng một số văn bản, đề án tuy có cố gắng nhưng còn chậm so với kế hoạch...
Tiếp tục triển khai công tác tư pháp và cải cách tư pháp, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp xác định tiếp tục tham mưu cho Chính phủ xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tư pháp, trước hết là tham gia tích cực vào quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992; chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng các dự án luật rường cột trong lĩnh vực tư pháp. Bộ Tư pháp chuyển trọng tâm của cải cách tư pháp giai đoạn từ nay đến 2020, từ xây dựng thể chế sang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án và bổ trợ tư pháp; từ giai đoạn thực hiện thí điểm sang giai đoạn phát triển, ổn định và chuẩn hóa các mô hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án, thừa phát lại, luật sư, công chứng, giám định, trợ giúp pháp lý...
Hệ thống thi hành án dân sự thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục tạo chuyển biến cơ bản, bền vững đối với nhiệm vụ thi hành án dân sự, hành chính...
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gợi mở sau 8 năm triển khai Nghị quyết 49, cùng với nhiều mục tiêu đạt được, hoạt động cải cách tư pháp đã phát sinh những vấn đề mới trong thực tiễn. Để tiếp tục thực hiện tốt, Bộ Chính trị quyết định tiến hành tổng kết để làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh. Chủ tịch nước cho rằng những ý kiến nhấn mạnh từ hội nghị tổng kết sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ Chính trị cân nhắc có các quyết định tiếp theo.
Chủ tịch nước hoan nghênh cán bộ, đảng viên Bộ Tư pháp đã tích cực thực thi, đóng góp nhiều sáng kiến, giúp cho Đảng, Nhà nước trong việc kiện toàn, đổi mới, củng cố hệ thống luật định tư pháp.
Chủ tịch cho rằng đối chiếu với nội dung trọng tâm được Nghị quyết 49 đặt ra, ngành tư pháp còn phải giải quyết nhiều công việc. Với những khó khăn vướng mắc còn tồn đọng, Bộ Tư pháp cần phối hợp với các cơ quan liên quan, làm rõ nguyên nhân, phát huy nhân tố tích cực, rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong lĩnh vực cải cách tư pháp./.
Chủ tịch nước cùng các thành viên đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã nghe Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp báo cáo những kết quả đạt được sau 8 năm triển khai Nghị quyết.
Theo thống kê ban đầu, trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp, trong tổng số 178 luật, pháp lệnh được ban hành trong thời gian từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2013 có 63 văn bản, chiếm 35%, trực tiếp liên quan đến cải cách tư pháp. Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo 22/23 dự án luật, pháp lệnh, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thể chế về tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp; đồng thời tham gia hầu hết các dự án luật, pháp lệnh trong lĩnh vực tư pháp, qua đó thể chế hóa các quan điểm, định hướng trong Nghị quyết số 49.
Ngành đã hoàn thành nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ tổ chức tổng kết thi hành và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 với nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến cải cách tư pháp.
Thực hiện chủ trương “xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp” theo Nghị quyết số 49, nhiều chính sách lớn, quy hoạch tổng thể trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp đã được ban hành. Cả nước đã thành lập 62 đoàn luật sư tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với khoảng 8.500 luật sư và khoảng 3.500 người tập sự hành nghề luật sư, hoạt động trong 3.165 tổ chức hành nghề luật sư; 47/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm giám định pháp y thuộc Sở Y tế. Tổ chức bộ máy của ngành tư pháp được kiện toàn mạnh mẽ theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động năng động, hiệu quả và có trách nhiệm.
Đặc biệt, các cơ quan thi hành án dân sự đã được nâng tầm thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương với 3 cấp điều hành tập trung, thống nhất. Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo được 27.924 sinh viên với chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Nghị quyết cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Thể chế trong lĩnh vực tư pháp, bổ trợ tư pháp vẫn còn những hạn chế, bất cập. Việc xây dựng dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm chưa toàn diện, đồng bộ; thiếu dự báo mang tính chiến lược và sự ưu tiên trong việc giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội; tiến độ xây dựng một số văn bản, đề án tuy có cố gắng nhưng còn chậm so với kế hoạch...
Tiếp tục triển khai công tác tư pháp và cải cách tư pháp, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp xác định tiếp tục tham mưu cho Chính phủ xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tư pháp, trước hết là tham gia tích cực vào quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992; chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng các dự án luật rường cột trong lĩnh vực tư pháp. Bộ Tư pháp chuyển trọng tâm của cải cách tư pháp giai đoạn từ nay đến 2020, từ xây dựng thể chế sang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án và bổ trợ tư pháp; từ giai đoạn thực hiện thí điểm sang giai đoạn phát triển, ổn định và chuẩn hóa các mô hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án, thừa phát lại, luật sư, công chứng, giám định, trợ giúp pháp lý...
Hệ thống thi hành án dân sự thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục tạo chuyển biến cơ bản, bền vững đối với nhiệm vụ thi hành án dân sự, hành chính...
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gợi mở sau 8 năm triển khai Nghị quyết 49, cùng với nhiều mục tiêu đạt được, hoạt động cải cách tư pháp đã phát sinh những vấn đề mới trong thực tiễn. Để tiếp tục thực hiện tốt, Bộ Chính trị quyết định tiến hành tổng kết để làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh. Chủ tịch nước cho rằng những ý kiến nhấn mạnh từ hội nghị tổng kết sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ Chính trị cân nhắc có các quyết định tiếp theo.
Chủ tịch nước hoan nghênh cán bộ, đảng viên Bộ Tư pháp đã tích cực thực thi, đóng góp nhiều sáng kiến, giúp cho Đảng, Nhà nước trong việc kiện toàn, đổi mới, củng cố hệ thống luật định tư pháp.
Chủ tịch cho rằng đối chiếu với nội dung trọng tâm được Nghị quyết 49 đặt ra, ngành tư pháp còn phải giải quyết nhiều công việc. Với những khó khăn vướng mắc còn tồn đọng, Bộ Tư pháp cần phối hợp với các cơ quan liên quan, làm rõ nguyên nhân, phát huy nhân tố tích cực, rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong lĩnh vực cải cách tư pháp./.
Hoàng Giang (TTXVN)