Viện Tài chính Quốc tế (IIF) - cơ quan đại diện cho nhóm các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư tư nhân lớn nắm giữ trái phiếu nợ của Hy Lạp - ngày 5/3 cho biết, các chủ nợ chủ chốt của Hy Lạp đã chấp thuận hợp đồng hoán đổi trái phiếu với nước này, vài ngày trước hạn chót cho việc ký thỏa thuận vào 20 giờ GMT ngày 8/3 (3h sáng ngày 9/3 giờ Việt Nam).
Các chủ nợ đã đồng ý "xóa sổ" bớt số nợ cho Hy Lạp nói trên bao gồm Axa, BNP Paribas et CNP Assurances of France của Pháp; Allianz, Commerzbank và Deutsche Bank của Đức; Intesa San Paolo của Italy; ING Hà Lan; Greylock Capital Management của Mỹ; và Alpha Bank, Eurobank EFG et National Bank of Greece của Hy Lạp.
Ngân hàng lớn nhất khu vực Landesbank Baden-Wuerttemberg (LBBW) của Đức vẫn chưa chấp thuận, song IIF nói rằng vẫn còn thời gian để các thành viên của IIF đồng ý ký vào thỏa thuận.
Trước đó, vào tháng 5/2010, Hy Lạp đã phải cầu cứu đến sự cứu trợ từ bên ngoài và nước này đã nhận được khoản vay từ các đối tác trong khu vực Eurozone và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên, mặc dù đã nhận được 73 tỷ euro trong khoản cho vay cứu trợ ban đầu trị giá 110 tỷ euro với điều kiện thúc đẩy các giải pháp kinh tế thắt lưng buộc bụng, Hy Lạp vẫn tiếp tục làm phật lòng các nhà cho vay khi không thực hiện được các mục tiêu cải cách của họ.
Với gói giải cứu thứ nhất rõ ràng đã không ngăn cản được con nợ chúa chổm này khỏi nguy cơ vỡ nợ, bộ ba Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải nhất trí cung cấp cho Hy Lạp gói cho vay cứu trợ thứ hai, lần này lên tới 130 tỷ euro (khoảng 170 tỷ USD).
Gói cứu trợ lần này đi kèm theo một thỏa thuận buộc Hy Lạp phải thu xếp để giảm bớt được nợ nần đối với các nhà cho vay tư nhân nắm giữ các trái phiếu của nước này.
Động thái mới nhất nói trên của một số chủ nợ lớn được đưa ra vào thời điểm đang có những lo ngại rằng có thể sẽ không đủ các chủ nợ sẵn sàng ký vào thỏa thuận hoán đổi này, trong đó phần thua thiệt chắc chắn là thuộc về họ (các chủ nợ tư nhân sẽ bị mất tới khoảng 75% giá trị các trái phiếu Hy Lạp mà họ đang nắm giữ khi đồng ý đổi lấy những giấy tờ có giá mới).
Song nhiều khả năng họ sẽ còn bị mất nhiều hơn nếu không đồng ý, bởi khi đó Hy Lạp sẽ không đủ điều kiện để được nhận gói cứu trợ, và hậu quả là, không chỉ các trái phiếu Hy Lạp mất giá, mà các khoản đầu tư vào các nước khác thuộc khu vực Eurozone cũng trở nên hết sức rủi ro.
Thỏa thuận hoán đổi trái phiếu này - đạt được vào cuối tháng 2/2012 sau các cuộc đàm phán kéo dài và căng thẳng, nhằm cắt giảm 107 tỷ euro trong "núi nợ" khổng lồ 350 tỷ euro của Hy Lạp, là điều kiện tiên quyết để Hy Lạp có thể nhận nốt khoản cứu trợ còn lại.
Nếu thỏa thuận này thất bại, Hy Lạp có khả năng sẽ không nhận được gói cứu trợ lần hai trị giá 130 tỷ euro. Nếu thành công, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ phê chuẩn lần cuối gói cứu trợ lần hai vào ngày 9/3./.
Các chủ nợ đã đồng ý "xóa sổ" bớt số nợ cho Hy Lạp nói trên bao gồm Axa, BNP Paribas et CNP Assurances of France của Pháp; Allianz, Commerzbank và Deutsche Bank của Đức; Intesa San Paolo của Italy; ING Hà Lan; Greylock Capital Management của Mỹ; và Alpha Bank, Eurobank EFG et National Bank of Greece của Hy Lạp.
Ngân hàng lớn nhất khu vực Landesbank Baden-Wuerttemberg (LBBW) của Đức vẫn chưa chấp thuận, song IIF nói rằng vẫn còn thời gian để các thành viên của IIF đồng ý ký vào thỏa thuận.
Trước đó, vào tháng 5/2010, Hy Lạp đã phải cầu cứu đến sự cứu trợ từ bên ngoài và nước này đã nhận được khoản vay từ các đối tác trong khu vực Eurozone và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên, mặc dù đã nhận được 73 tỷ euro trong khoản cho vay cứu trợ ban đầu trị giá 110 tỷ euro với điều kiện thúc đẩy các giải pháp kinh tế thắt lưng buộc bụng, Hy Lạp vẫn tiếp tục làm phật lòng các nhà cho vay khi không thực hiện được các mục tiêu cải cách của họ.
Với gói giải cứu thứ nhất rõ ràng đã không ngăn cản được con nợ chúa chổm này khỏi nguy cơ vỡ nợ, bộ ba Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải nhất trí cung cấp cho Hy Lạp gói cho vay cứu trợ thứ hai, lần này lên tới 130 tỷ euro (khoảng 170 tỷ USD).
Gói cứu trợ lần này đi kèm theo một thỏa thuận buộc Hy Lạp phải thu xếp để giảm bớt được nợ nần đối với các nhà cho vay tư nhân nắm giữ các trái phiếu của nước này.
Động thái mới nhất nói trên của một số chủ nợ lớn được đưa ra vào thời điểm đang có những lo ngại rằng có thể sẽ không đủ các chủ nợ sẵn sàng ký vào thỏa thuận hoán đổi này, trong đó phần thua thiệt chắc chắn là thuộc về họ (các chủ nợ tư nhân sẽ bị mất tới khoảng 75% giá trị các trái phiếu Hy Lạp mà họ đang nắm giữ khi đồng ý đổi lấy những giấy tờ có giá mới).
Song nhiều khả năng họ sẽ còn bị mất nhiều hơn nếu không đồng ý, bởi khi đó Hy Lạp sẽ không đủ điều kiện để được nhận gói cứu trợ, và hậu quả là, không chỉ các trái phiếu Hy Lạp mất giá, mà các khoản đầu tư vào các nước khác thuộc khu vực Eurozone cũng trở nên hết sức rủi ro.
Thỏa thuận hoán đổi trái phiếu này - đạt được vào cuối tháng 2/2012 sau các cuộc đàm phán kéo dài và căng thẳng, nhằm cắt giảm 107 tỷ euro trong "núi nợ" khổng lồ 350 tỷ euro của Hy Lạp, là điều kiện tiên quyết để Hy Lạp có thể nhận nốt khoản cứu trợ còn lại.
Nếu thỏa thuận này thất bại, Hy Lạp có khả năng sẽ không nhận được gói cứu trợ lần hai trị giá 130 tỷ euro. Nếu thành công, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ phê chuẩn lần cuối gói cứu trợ lần hai vào ngày 9/3./.
Thùy Chi (TTXVN)