Ngày 17/7, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã có Công điện số 19/CĐ-TW về triển khai công tác ứng phó hoàn lưu bão Cimaron.
Để chủ động đối phó với bão và hoàn lưu bão, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ theo dõi kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão, hoàn lưu của bão để chủ động ứng phó.
Các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, hoàn lưu bão và giữ thông tin liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Theo thông tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 121,0 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 110km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 13 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc biển Đông, cách bờ biển tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khoảng 120km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 19/07, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 26,0 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km/giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8; biển động. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh./.
Để chủ động đối phó với bão và hoàn lưu bão, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ theo dõi kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão, hoàn lưu của bão để chủ động ứng phó.
Các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, hoàn lưu bão và giữ thông tin liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Theo thông tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 121,0 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 110km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 13 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc biển Đông, cách bờ biển tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khoảng 120km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 19/07, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 26,0 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km/giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8; biển động. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh./.
Thanh Tuấn (TTXVN)