Lễ trao giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2009 đã diễn ra ngày 8/1 tại Hà Nội nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm xuất sắc nhất ở các loại hình thanh nhạc, khí nhạc và lý luận.
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết, năm nay, Hội nhận được 161 tác phẩm thanh nhạc; 23 tác phẩm khí nhạc; 13 hợp xướng; 13 công trình nghiên cứu lý luận và 3 công trình của nghệ sĩ biểu diễn. Trong đó lĩnh vực thanh nhạc gồm ca khúc, ca khúc thiếu nhi, hợp xướng, ca khúc nghệ thuật vẫn giữ vị trí hàng đầu với đề tài mở rộng, phong phú hơn.
Chủ đề về 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội được các tác giả đề cập đậm nét, với các ca khúc tiêu biểu như "Trăng về phố" của Lê Mây; "Thăng Long-Hà Nội nhớ" của Tố Hải; "Rạng ngời Hoa Lý-Thăng Long" của Đức Minh; "Rùa vàng ngàn năm" của Vũ Trung; giao hưởng "Thăng Long ngàn năm bừng sáng" của Nguyễn Tiến; "Thăng Long" của Nguyễn Kiên Cường.
Bên cạnh chủ đề Thăng Long-Hà Nội, đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cũng được nhiều tác giả hưởng ứng như tác phẩm "Học tập Bác Hồ" của Phạm Minh; "Một lần bên Bác" của Phạm Đăng Khương, phổ thơ Trần Thế Tuyển; "Trường Sa âm vang lời Bác" của Trương Quang Lục, phổ thơ Nguyễn Ngọc Trạch.
Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2009 có 5 giải nhất, trong đó có 3 giải nhất dành cho ca khúc "Dời đô-Ngàn năm vang mãi" của Nguyễn Tiến; romance "Giấc mơ mùa lá" của Trần Mạnh Hùng và romance "Dòng trăng lúng liếng" của Ngô Quốc Tính.
Nhạc sĩ trẻ Trần Mạnh Hùng còn giành một giải nhất với giao hưởng thơ "Lệ Chi viên" ở thể loại khí nhạc. Công trình nghiên cứu "Ca nhạc bài chòi, ca nhạc kịch hát bài chòi" của tác giả Trương Ðình Quang giành giải nhất loại hình lý luận.
Ngoài ra Hội Nhạc sĩ Việt Nam còn trao 9 giải Nhì, 28 giải Ba, 21 giải Khuyến khích và 4 tặng thưởng cho các tác giả đoạt giải.
Ca khúc "Dời đô-Ngàn năm vang mãi" của nhạc sĩ Nguyễn Tiến được viết dựa trên âm điệu hào hùng, mạnh mẽ của nghệ thuật tuồng truyền thống, thể hiện hào khí cha ông. Ca khúc này đã được chọn biểu diễn trong đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội sắp tới./.
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết, năm nay, Hội nhận được 161 tác phẩm thanh nhạc; 23 tác phẩm khí nhạc; 13 hợp xướng; 13 công trình nghiên cứu lý luận và 3 công trình của nghệ sĩ biểu diễn. Trong đó lĩnh vực thanh nhạc gồm ca khúc, ca khúc thiếu nhi, hợp xướng, ca khúc nghệ thuật vẫn giữ vị trí hàng đầu với đề tài mở rộng, phong phú hơn.
Chủ đề về 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội được các tác giả đề cập đậm nét, với các ca khúc tiêu biểu như "Trăng về phố" của Lê Mây; "Thăng Long-Hà Nội nhớ" của Tố Hải; "Rạng ngời Hoa Lý-Thăng Long" của Đức Minh; "Rùa vàng ngàn năm" của Vũ Trung; giao hưởng "Thăng Long ngàn năm bừng sáng" của Nguyễn Tiến; "Thăng Long" của Nguyễn Kiên Cường.
Bên cạnh chủ đề Thăng Long-Hà Nội, đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cũng được nhiều tác giả hưởng ứng như tác phẩm "Học tập Bác Hồ" của Phạm Minh; "Một lần bên Bác" của Phạm Đăng Khương, phổ thơ Trần Thế Tuyển; "Trường Sa âm vang lời Bác" của Trương Quang Lục, phổ thơ Nguyễn Ngọc Trạch.
Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2009 có 5 giải nhất, trong đó có 3 giải nhất dành cho ca khúc "Dời đô-Ngàn năm vang mãi" của Nguyễn Tiến; romance "Giấc mơ mùa lá" của Trần Mạnh Hùng và romance "Dòng trăng lúng liếng" của Ngô Quốc Tính.
Nhạc sĩ trẻ Trần Mạnh Hùng còn giành một giải nhất với giao hưởng thơ "Lệ Chi viên" ở thể loại khí nhạc. Công trình nghiên cứu "Ca nhạc bài chòi, ca nhạc kịch hát bài chòi" của tác giả Trương Ðình Quang giành giải nhất loại hình lý luận.
Ngoài ra Hội Nhạc sĩ Việt Nam còn trao 9 giải Nhì, 28 giải Ba, 21 giải Khuyến khích và 4 tặng thưởng cho các tác giả đoạt giải.
Ca khúc "Dời đô-Ngàn năm vang mãi" của nhạc sĩ Nguyễn Tiến được viết dựa trên âm điệu hào hùng, mạnh mẽ của nghệ thuật tuồng truyền thống, thể hiện hào khí cha ông. Ca khúc này đã được chọn biểu diễn trong đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội sắp tới./.
Thanh Giang (Vietnam+)