Theo đơn trình báo của người dân, từ năm 2009 khi thủy điện Nậm Cắt được khởi công xây dựng đến nay, người dân xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) và các xã lân cận đã ký kết nhiều hợp đồng lao động, cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các cán bộ của công trình thủy điện này.
Tuy nhiên, do thay đổi qua nhiều chủ đầu tư, việc thanh toán tiền công lao động, nhu yếu phẩm cho người dân trong xã đã bị chủ đầu tư công trình thủy điện trây ỳ không trả. Tổng số tiền các chủ đầu tư thủy điện Nậm Cắt nợ người dân và các công ty thi công lên đến gần 1 tỷ đồng.
Từ cuối năm 2010, chính quyền xã Đôn Phong liên tục nhận được đơn thư khiếu nại của bà con trong xã về việc nợ tiền trên. Nhiều người dân trong thôn bị nợ tiền từ 1 đến 2 triệu đồng nhưng hàng năm trời cũng không đòi được.
Cá biệt hộ nhà bà Trần Thị Huyền, chuyên cung cấp lương thực, thực phẩm cho công nhân của công trình thủy điện bị nợ hơn 230 triệu đồng. Chưa hết, theo số liệu của công an xã Đôn Phong, công trình thủy điện Nậm Cắt còn nợ tiền của các công ty khác như công ty cổ phần Minh Hồng Hiển ở Thái Nguyên (cung cấp máy móc vật tư cho thủy điện) 583 triệu đồng, công ty cổ phần Mạnh Dũng ở Bắc Kạn (thi công đào đắp cho thuỷ điện) 82 triệu đồng, công ty cổ phần Anh Đức ở Bắc Kạn bị công ty cổ phần Thành Nam là một nhà thầu phụ của thủy điện Nậm Cắt nợ hơn 100 triệu đồng...
Bức xúc sau nhiều lần đòi nợ không được, ngày 28/1, người dân xã Đôn Phong đã chặn xe và giữ các cán bộ của thủy điện Nậm Cắt yêu cầu cam kết trả tiền khiến chính quyền xã Đôn Phong và công an địa phương phải giải tỏa. Tuy nhiên, sau nhiều ngày chỉ nhận được lời hứa hẹn mà không được trả tiền, đến ngày 11/4, người dân tiếp tục kéo vào công trình thủy tiện, rào trạm trộn bêtông của thủy điện, giữ lại máy móc, đòi những người có trách nhiệm của công trình thủy điện phải đứng ra trả tiền nợ.
Anh Hà Văn Toản, trưởng công an xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) cho biết do có sự bức xúc của người dân địa phương nên các cơ quan chức năng phải vào cuộc hòa giải. Ngày 14/4 vừa qua, đại diện các công ty Điện lực dầu khí Bắc Kạn, công ty cổ phần Sông Đà Đông Đô, công ty cổ phần Sông Đà 801 cùng người dân và chính quyền xã Đôn Phong đã họp lại và phía công trình thủy điện trả được một ít nợ cho người dân.
Tuy nhiên, cũng theo anh Toản, phía công trình thủy điện mới chỉ trả được số nợ lẻ cho người dân lao động thời vụ và các hợp đồng mua bán thực phẩm khác. Ngay như bà Trần Thị Huyền (người cung cấp thực phẩm bị nợ 230 triệu) cũng mới chỉ được trả 62.800.000 đồng, đến nay vẫn còn bị nợ lại 168 triệu 621.000 đồng.
Theo thống kê của công an xã Đôn Phong, phía công trình thủy điện Nậm Cắt vẫn còn nợ hơn 900 triệu đồng chưa trả hết. Trong đó, cao nhất là công ty cổ phần Minh Hồng Hiển bị nợ 583 triệu đồng, thấp nhất là ông Đàm Tiến Long, người dân thôn Bản Chương xã Đôn Phong bị công trình thủy điện Nậm Cắt nợ tiền mua thực phẩm 1.200.000 đồng.
Trao đổi với ông Nguyễn Đình Phản, phó trưởng Phòng cảnh sát kinh tế tỉnh Bắc Kạn về vấn đề này, được biết, nguyên nhân việc xảy ra nợ kéo dài của công trình thuỷ điện Nậm Cắt với người dân xã Đôn Phong là do trong quá trình thi công, công trình thủy điện Nậm Cắt thay đổi nhiều lần chủ đầu tư, những người đứng ra nợ tiền của bà con trước đây đã chuyển đi nơi khác nên xảy ra tranh chấp. Công an tỉnh đã yêu cầu xã Đôn Phong đứng ra giải quyết và hoà giải việc tranh chấp này.
Tuy nhiên, theo anh Hà Văn Toản, Trưởng công an xã Đôn Phong, đích thân anh đã nhiều lần gọi điện cho giám đốc công ty cổ phần Sông Đà Đông Đô nhưng không được. Thậm chí có lần anh Toản dùng số máy khác gọi được thì nhận được lời hứa hôm sau sẽ trả nốt tiền cho người dân nhưng đến nay vẫn chưa thấy đâu.../.
Tuy nhiên, do thay đổi qua nhiều chủ đầu tư, việc thanh toán tiền công lao động, nhu yếu phẩm cho người dân trong xã đã bị chủ đầu tư công trình thủy điện trây ỳ không trả. Tổng số tiền các chủ đầu tư thủy điện Nậm Cắt nợ người dân và các công ty thi công lên đến gần 1 tỷ đồng.
Từ cuối năm 2010, chính quyền xã Đôn Phong liên tục nhận được đơn thư khiếu nại của bà con trong xã về việc nợ tiền trên. Nhiều người dân trong thôn bị nợ tiền từ 1 đến 2 triệu đồng nhưng hàng năm trời cũng không đòi được.
Cá biệt hộ nhà bà Trần Thị Huyền, chuyên cung cấp lương thực, thực phẩm cho công nhân của công trình thủy điện bị nợ hơn 230 triệu đồng. Chưa hết, theo số liệu của công an xã Đôn Phong, công trình thủy điện Nậm Cắt còn nợ tiền của các công ty khác như công ty cổ phần Minh Hồng Hiển ở Thái Nguyên (cung cấp máy móc vật tư cho thủy điện) 583 triệu đồng, công ty cổ phần Mạnh Dũng ở Bắc Kạn (thi công đào đắp cho thuỷ điện) 82 triệu đồng, công ty cổ phần Anh Đức ở Bắc Kạn bị công ty cổ phần Thành Nam là một nhà thầu phụ của thủy điện Nậm Cắt nợ hơn 100 triệu đồng...
Bức xúc sau nhiều lần đòi nợ không được, ngày 28/1, người dân xã Đôn Phong đã chặn xe và giữ các cán bộ của thủy điện Nậm Cắt yêu cầu cam kết trả tiền khiến chính quyền xã Đôn Phong và công an địa phương phải giải tỏa. Tuy nhiên, sau nhiều ngày chỉ nhận được lời hứa hẹn mà không được trả tiền, đến ngày 11/4, người dân tiếp tục kéo vào công trình thủy tiện, rào trạm trộn bêtông của thủy điện, giữ lại máy móc, đòi những người có trách nhiệm của công trình thủy điện phải đứng ra trả tiền nợ.
Anh Hà Văn Toản, trưởng công an xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) cho biết do có sự bức xúc của người dân địa phương nên các cơ quan chức năng phải vào cuộc hòa giải. Ngày 14/4 vừa qua, đại diện các công ty Điện lực dầu khí Bắc Kạn, công ty cổ phần Sông Đà Đông Đô, công ty cổ phần Sông Đà 801 cùng người dân và chính quyền xã Đôn Phong đã họp lại và phía công trình thủy điện trả được một ít nợ cho người dân.
Tuy nhiên, cũng theo anh Toản, phía công trình thủy điện mới chỉ trả được số nợ lẻ cho người dân lao động thời vụ và các hợp đồng mua bán thực phẩm khác. Ngay như bà Trần Thị Huyền (người cung cấp thực phẩm bị nợ 230 triệu) cũng mới chỉ được trả 62.800.000 đồng, đến nay vẫn còn bị nợ lại 168 triệu 621.000 đồng.
Theo thống kê của công an xã Đôn Phong, phía công trình thủy điện Nậm Cắt vẫn còn nợ hơn 900 triệu đồng chưa trả hết. Trong đó, cao nhất là công ty cổ phần Minh Hồng Hiển bị nợ 583 triệu đồng, thấp nhất là ông Đàm Tiến Long, người dân thôn Bản Chương xã Đôn Phong bị công trình thủy điện Nậm Cắt nợ tiền mua thực phẩm 1.200.000 đồng.
Trao đổi với ông Nguyễn Đình Phản, phó trưởng Phòng cảnh sát kinh tế tỉnh Bắc Kạn về vấn đề này, được biết, nguyên nhân việc xảy ra nợ kéo dài của công trình thuỷ điện Nậm Cắt với người dân xã Đôn Phong là do trong quá trình thi công, công trình thủy điện Nậm Cắt thay đổi nhiều lần chủ đầu tư, những người đứng ra nợ tiền của bà con trước đây đã chuyển đi nơi khác nên xảy ra tranh chấp. Công an tỉnh đã yêu cầu xã Đôn Phong đứng ra giải quyết và hoà giải việc tranh chấp này.
Tuy nhiên, theo anh Hà Văn Toản, Trưởng công an xã Đôn Phong, đích thân anh đã nhiều lần gọi điện cho giám đốc công ty cổ phần Sông Đà Đông Đô nhưng không được. Thậm chí có lần anh Toản dùng số máy khác gọi được thì nhận được lời hứa hôm sau sẽ trả nốt tiền cho người dân nhưng đến nay vẫn chưa thấy đâu.../.
Hoàng Nam (TTXVN/Vietnam+)