Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết công tác phòng chống ung thư tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thực tế.
Ngày 11/4, Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học phòng chống ung thư năm 2013; đây là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức chuyên môn giữa các nhà khoa học trong cả nước.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết hiện nay, ung thư đang trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, thời gian qua có hàng chục bệnh viện và trung tâm ung bướu đã được xây mới và đưa vào hoạt động, nhiều kỹ thuật cao đã được triển khai; trong đó, phải nói đến chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư khoang mũi họng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng...
Tuy nhiên, công tác phòng chốn-g ung thư tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thực tế.
Thời gian tới, chương trình phòng chống ung thư cần tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền phòng chống ung thư; sàng lọc và phát hiện sớm ung thư, giảm số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối; ứng dụng thành tựu mới vào điều trị; tăng cường các nghiên cứu về hiệu quả của các chương trình phòng chống ung thư; phát triển mạng lưới phòng chống ung thư xuống cơ sở; thực hiện luân chuyển cán bộ tuyến dưới...
Năm 2008, Tổ chức Y tế thế giới ước tính ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có hơn 4 triệu người mới mắc bệnh ung thư và 2,6 triệu người tử vong. Con số này vẫn đang ngày càng tăng và nếu không hành động ngay thì dự báo sẽ có 11 triệu người chết do ung thư trên toàn thế giới vào năm 2030.
Hơn 70% trường hợp tử vong do ung thư là ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi các nguồn lực dành cho phòng, chống, chẩn đoán và điều trị ung thư còn hạn chế, thiếu thốn.
Tuy ung thư gây tử vong lớn nhưng có tới 40% trường hợp mắc ung thư có thể phòng ngừa được và một số các ung thư phổ biến nhất, kể cả ung thư vú, đại trực trạng và cổ tử cung... có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
Đối với những bệnh ung thư giai đoạn muộn, y học có thể chữa trị giúp giảm đau cho người bệnh, nâng cao chất lượng sống, làm chậm quá trình tiến triển bệnh...
Tại hội nghị, hơn 50 báo cáo khoa học được trình bày tập trung vào các nội dung như: Phòng chống ung thư, ung thư vú-sinh dục, ung thư tiêu hóa-huyết học, ung thư đầu mặt cổ, ung thư phổi-trung thất, bệnh học và chăm sóc giảm nhẹ.
Nhiều báo cáo thu hút sự quan tâm của các đại biểu như: "Một số tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư;" "Ung thư vú: Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị;" "Điện quang can thiệp trong điều trị bệnh ung thư;" "Nghiên cứu nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện Bạch Mai".../.
Ngày 11/4, Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học phòng chống ung thư năm 2013; đây là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức chuyên môn giữa các nhà khoa học trong cả nước.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết hiện nay, ung thư đang trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, thời gian qua có hàng chục bệnh viện và trung tâm ung bướu đã được xây mới và đưa vào hoạt động, nhiều kỹ thuật cao đã được triển khai; trong đó, phải nói đến chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư khoang mũi họng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng...
Tuy nhiên, công tác phòng chốn-g ung thư tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thực tế.
Thời gian tới, chương trình phòng chống ung thư cần tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền phòng chống ung thư; sàng lọc và phát hiện sớm ung thư, giảm số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối; ứng dụng thành tựu mới vào điều trị; tăng cường các nghiên cứu về hiệu quả của các chương trình phòng chống ung thư; phát triển mạng lưới phòng chống ung thư xuống cơ sở; thực hiện luân chuyển cán bộ tuyến dưới...
Năm 2008, Tổ chức Y tế thế giới ước tính ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có hơn 4 triệu người mới mắc bệnh ung thư và 2,6 triệu người tử vong. Con số này vẫn đang ngày càng tăng và nếu không hành động ngay thì dự báo sẽ có 11 triệu người chết do ung thư trên toàn thế giới vào năm 2030.
Hơn 70% trường hợp tử vong do ung thư là ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi các nguồn lực dành cho phòng, chống, chẩn đoán và điều trị ung thư còn hạn chế, thiếu thốn.
Tuy ung thư gây tử vong lớn nhưng có tới 40% trường hợp mắc ung thư có thể phòng ngừa được và một số các ung thư phổ biến nhất, kể cả ung thư vú, đại trực trạng và cổ tử cung... có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
Đối với những bệnh ung thư giai đoạn muộn, y học có thể chữa trị giúp giảm đau cho người bệnh, nâng cao chất lượng sống, làm chậm quá trình tiến triển bệnh...
Tại hội nghị, hơn 50 báo cáo khoa học được trình bày tập trung vào các nội dung như: Phòng chống ung thư, ung thư vú-sinh dục, ung thư tiêu hóa-huyết học, ung thư đầu mặt cổ, ung thư phổi-trung thất, bệnh học và chăm sóc giảm nhẹ.
Nhiều báo cáo thu hút sự quan tâm của các đại biểu như: "Một số tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư;" "Ung thư vú: Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị;" "Điện quang can thiệp trong điều trị bệnh ung thư;" "Nghiên cứu nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện Bạch Mai".../.
Thu Phương (TTXVN)