Mới đây, bộ truyện tranh gồm ba phần mang tên "Chiisai Hito: Aoba Jido-Sodanjo Monogatari" (tạm dịch: Chuyện kể của trung tâm tư vấn trẻ em Aoba) đã chính thức được xuất bản tại Nhật.
Nhật báo “Mainichi Shimbun” ngày 20/12 đã có bài bình luận về quyết tâm đấu tranh với tệ ngược đãi trẻ em của giới hữu trách ở Nhật Bản.
Không giống như những bộ truyện tranh được in thành từng tập mà người ta vẫn thấy, "Chiisai Hito" được đăng thành từng kỳ trên tuần san “Shonen Sunday” của Nhà xuất bản Shogakukan.
Nội dung chính của truyện kể về một nhân viên làm công tác xã hội. Luôn thấu hiểu và cảm thông với những đứa trẻ là nạn nhân của những hành vi ngược đãi, lạm dụng, anh đã ra sức cố gắng để bảo vệ bọn trẻ. Bộ truyện tranh độc đáo và đậm tính nhân văn này ra mắt đúng vào thời điểm diễn ra chiến dịch thúc đẩy công tác phòng chống lạm dụng trẻ em của Chính phủ Nhật.
Ý tưởng sáng tác “Chiisai Hito” đã được ông Kazunori Fukumoto, Phó Giám đốc bộ phận Marketing của Nhà xuất bản Shogakukan nhen nhóm từ 6 năm về trước, khi ông nhận thấy những trường hợp ngược đãi trẻ em trên thực tế nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những gì ông nghĩ.
Điều đáng nói là Fukumoto đã không chọn cách chuyển thể thông điệp đó bằng những tiểu thuyết khô khan đơn thuần, mà ông sử dụng thể loại truyện tranh manga sinh động và đăng nó trên tuần san dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên.
Ngoài ra, sự thành công của “Chiisai Hito” còn phải kể đến Junichi Komiya, cựu phóng viên của tờ “Saitama Shimbun.” Với kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến lạm dụng và ngược đãi trẻ em, ông đã đóng góp rất nhiều ý tưởng và tình tiết sống động cho bộ truyện.
“Chiisai Hito” hấp dẫn bạn đọc ở chỗ mọi chi tiết và nội dụng đều bắt nguồn từ những tình huống có thực. Chẳng hạn như trường hợp những em bé bị bỏ đói đến chết vì thiếu sự chăm sóc của cha mẹ hay bị tử vong do ngược đãi…
Mặc dầu vậy, bộ truyện không bao giờ kết thúc một cách bi kịch như trong thực tế mà tác giả sẽ luôn đưa ra những biện pháp kịp thời để bảo vệ trẻ em.
Đặc biệt hơn, những kiến thức cơ bản về lạm dụng trẻ em, thông tin liên lạc để được tư vấn và những lời khuyên hữu ích khác cũng được tác giả chỉ ra rất rõ ràng trong truyện./.
Nhật báo “Mainichi Shimbun” ngày 20/12 đã có bài bình luận về quyết tâm đấu tranh với tệ ngược đãi trẻ em của giới hữu trách ở Nhật Bản.
Không giống như những bộ truyện tranh được in thành từng tập mà người ta vẫn thấy, "Chiisai Hito" được đăng thành từng kỳ trên tuần san “Shonen Sunday” của Nhà xuất bản Shogakukan.
Nội dung chính của truyện kể về một nhân viên làm công tác xã hội. Luôn thấu hiểu và cảm thông với những đứa trẻ là nạn nhân của những hành vi ngược đãi, lạm dụng, anh đã ra sức cố gắng để bảo vệ bọn trẻ. Bộ truyện tranh độc đáo và đậm tính nhân văn này ra mắt đúng vào thời điểm diễn ra chiến dịch thúc đẩy công tác phòng chống lạm dụng trẻ em của Chính phủ Nhật.
Ý tưởng sáng tác “Chiisai Hito” đã được ông Kazunori Fukumoto, Phó Giám đốc bộ phận Marketing của Nhà xuất bản Shogakukan nhen nhóm từ 6 năm về trước, khi ông nhận thấy những trường hợp ngược đãi trẻ em trên thực tế nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những gì ông nghĩ.
Điều đáng nói là Fukumoto đã không chọn cách chuyển thể thông điệp đó bằng những tiểu thuyết khô khan đơn thuần, mà ông sử dụng thể loại truyện tranh manga sinh động và đăng nó trên tuần san dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên.
Ngoài ra, sự thành công của “Chiisai Hito” còn phải kể đến Junichi Komiya, cựu phóng viên của tờ “Saitama Shimbun.” Với kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến lạm dụng và ngược đãi trẻ em, ông đã đóng góp rất nhiều ý tưởng và tình tiết sống động cho bộ truyện.
“Chiisai Hito” hấp dẫn bạn đọc ở chỗ mọi chi tiết và nội dụng đều bắt nguồn từ những tình huống có thực. Chẳng hạn như trường hợp những em bé bị bỏ đói đến chết vì thiếu sự chăm sóc của cha mẹ hay bị tử vong do ngược đãi…
Mặc dầu vậy, bộ truyện không bao giờ kết thúc một cách bi kịch như trong thực tế mà tác giả sẽ luôn đưa ra những biện pháp kịp thời để bảo vệ trẻ em.
Đặc biệt hơn, những kiến thức cơ bản về lạm dụng trẻ em, thông tin liên lạc để được tư vấn và những lời khuyên hữu ích khác cũng được tác giả chỉ ra rất rõ ràng trong truyện./.
Phan Thiện (Vietnam+)