Cao Bằng, chiều cuối năm, gió hun hút thổi. Cái rét căm căm chẳng khiến đám cửu vạn rùng mình. Nhưng, lạ một điều, bằng ấy gió, bằng ấy rét, bằng ấy mấy chục cân hàng đè lên lưng và cổ, hơn chục người của đội cửu vạn Trà Lĩnh vẫn cứ nở nụ cười.
Câu chuyện về 9 đội cửu vạn địa phương huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng làm thay đổi bức tranh về chống hàng lậu qua biên giới huyện lỵ tỉnh Đông Bắc địa đầu vẫn khiến những người trong cuộc phải bồi hồi...
Những con đường thẩm lậu về xuôi
Chiều lộng gió. Mặt trời dần khuất sau đỉnh núi. Xe container sau lệnh cấm của tình Cao Bằng bắt đầu nườm nượp leo lên đỉnh đèo nối đuôi nhau vào cửa khẩu Trà Lĩnh.
Trong chuyến công tác tại Cao Bằng vào thời điểm những tháng cuối năm, theo chân lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại của địa phương “quét” hàng lậu, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước việc nhiều hệ thống đường tiểu ngạch hình thành một cách tự phát.
Dừng chân tại đường mòn khu vực mốc biên xóm Pò Rẫy, thị trấn Hùng Quốc, Nguyễn Văn Trung, Chi cục phó Hải quan huyện Trà Lĩnh ngó đăm đăm ra con đường độc đạo mà thở dài: “Mọi người chỉ biết một đường lên biên, nhưng thực tế, ít nhất còn có một đường khác vòng qua mấy xóm của Trà Lĩnh. Ngoài ra, không kể một loạt đường tiểu ngạch vòng qua cánh gà khiến việc kiểm soát hàng lậu về xuôi thêm khó khăn.”
“Cái khó là hầu hết bà con hoạt động qua những lối mòn như thế đều là anh em thân tộc từ lâu đời. Do vậy, việc vận động chống thẩm lậu vô cùng khó khăn,” Chi Cục phó Trung tâm sự.
Không những thế, khoảng thời gian trước, khi hoạt động xuất nhập khẩu qua Trà Lĩnh vào thời “thịnh vượng,” việc tuyên truyền để bà con dân tộc hiểu chính sách của Nhà nước lại càng khó khăn.
Anh Trung bảo, để tới được từng hộ dân, anh em trông đội hải quan phải thông thạo tiếng dân tộc. Cũng chẳng có trường lớp nào, ai không biết tiếng đều phải phải tự mò mẫm học chữ Tày. Mọi người học cách phát âm từ chính bà con rồi tối về tự luyện tập, chỉ cho nhau.
“Nhiều bà con cũng biết tiếng phổ thông nhưng nếu mình sử dụng tiếng dân tộc thì bà con sẽ tin cán bộ hơn,” chi cục phó Trung nói.
Nhớ lại thời điểm cách đây một năm, ông Đặng Trực Thăng, Bí thư chi bộ xã Háng Páo thở dài: “Trước đây, mỗi lần container lên Trà Lĩnh, hàng chục con người đổ xô vào tranh nhau bốc hàng sang Trung Quốc, chẳng ai chịu ai. Kẻ không có việc lại cõng hàng lậu qua các đường mòn để mong có thêm tiền cải thiện cuộc sống.”
Thời gian ấy, vị bí thư già tuổi đã ngoài 75 cùng cán bộ hải quan phải đi bộ tới chùn chân để tới từng nhà tập hợp bà con tới vận động. Nhiều tháng ròng như thế, tình hình cũng bớt căng thẳng vì một số bà con hiểu chuyện đã thôi không đi vác hàng nữa.
Thế nhưng, không phải ai cũng nghe lời cán bộ. Ông Đinh Vĩnh Long, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh góp thêm phần vào câu chuyện về đội cõng lậu qua cửa biên bằng những trải nghiệm rất thật lòng. Rằng, có lúc, anh em hải quan, biên phòng xuống tận xã vận động chính sách, bà con nghe xong gật đầu cả. Nhưng, chỉ một hai tuần sau, lại có người cõng hàng cho dân buôn về đất Việt.
“Hỏi bà con đều khẳng định là hàng tiêu dùng hàng ngày, nhưng kiểm tra ra đều là hoa quả. Chiếu theo quy định về quản lý hoạt động thương mại biên giới, tổng giá trị hàng đều dưới 2 triệu đồng, anh em không thể xử phạt,” anh Trung cho hay.
Đổi thay nhờ đội cửu vạn người Tày
Việc bà con các dân tộc dọc vùng biên Cao Bằng “vô tình” tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu vận chuyển hàng về xuôi là một vấn đề hết sức nhức nhối đối với những người trong cuộc.
Ông Đàm Viết Nghị, Cục Phó Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng thẳng thắn thừa nhận: “Ở những nơi đời sống càng khó khăn thì bà con càng dễ bị lợi dụng. Việc hàng lậu tuồn qua các cánh gà vào nội địa càng khó để kiểm soát.”
Dẫn chúng tôi lên một bãi tập kết hàng gần cửa khẩu Trà Lĩnh, ông Đặng Trực Thăng, Bí thư chi bộ xã Háng Páo hồ hởi: “Từ năm ngoái, dưới sự vận động của cán bộ hải quan, huyện Trà Lĩnh đã có 9 đội cửu vạn phân chia theo các xóm để tham gia bốc xếp hàng hóa tại khu vực cửa khẩu.”
“Thời điểm đó, việc kiểm soát hàng qua các cánh gà vô cùng khó khăn,” anh Trung, Chi cục phó Chi cục hải quan Trà Lĩnh cho hay.
Nhận thức được điều này, từ khoảng 1 năm trở lại đây, Chi cục hải quan huyện Trà Lĩnh đã kết hợp với địa phương thành lập các tổ bốc vác của các xóm nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của bà con.
Đội cửu vạn vùng biên Trà Lĩnh được thành lập dựa trên cơ sở mỗi hộ cử ra một người khỏe mạnh. Những người này sẽ đăng ký với Bí thư Đảng ủy các thôn để thuận tiện cho việc quản lý và vận hành.
Chị Đặng Thị Thêu, năm nay 23 tuổi người xóm Háng Páo đã tham gia đội cửu vạn được chừng nửa năm nay. Chị kể, ngày trước, do là thân con gái nên không mấy khi chị dành được việc với cánh đàn ông.
“Từ ngày có đội, công việc của chúng em được đảm bảo hơn. Trung bình những ngày có container lên biên, chúng em thu nhập thêm mỗi người cũng khoảng vài trăm nghìn,” chị Thêu thật thà.
Đặc biệt hơn, nếu thành viên trong đội cửu vạn ốm đau hoặc có việc, những người đủ sức khỏe trong gia đình hoàn toàn có thể đi thay.
Nói thêm về cách quản lý những đội bốc vác này, ông Nguyễn Trực Thăng cũng tự hào bảo, ông và cán bộ hải quan đã mất hai tháng để vận động bà con tham gia vào công việc này. Điều đặc biệt là, từ khi có những đội bốc vác, việc kiểm soát buôn lậu đã tốt hơn nhiều. Mọi người đều thống nhất, nếu ai vi phạm quy định để đi vác hàng lậu sẽ bị những người khác “phạt” bằng cách không tới giúp mỗi khi nhà người đó có việc như ma chay, cưới xin,…
“Với đồng bào miền núi, đó là hình phạt đáng nể nên nhiều người không dám vi phạm. Việc buôn lậu có thể vì thế mà được kiểm soát tốt hơn trong thời gian qua,” vị bí thư xã nói.
Đánh giá về mô hình này, Cục Phó Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng Đàm Viết Nghị nhận định: “Đây là cách thức rất hiệu quả trong việc giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho các hộ vùng biên đồng thời hạn chế dần tình trạng người dân bị các đầu nậu lợi dụng.”
Cục phí Cục hải quan Cao Bằng cũng cho rằng, trong thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tổ chức tuyên truyền tới bà con ở các khu vực khác để mở rộng hơn nữa mô hình hiệu quả này.
“Tuy nhiên, việc này sẽ cần sự phồi hợp của lực lượng biên phòng cũng như chính quyền địa phương để đẩy lùi được nạn buôn lậu ở Cao Bằng,” ông Đàm Viết Nghị khẳng định./.
Câu chuyện về 9 đội cửu vạn địa phương huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng làm thay đổi bức tranh về chống hàng lậu qua biên giới huyện lỵ tỉnh Đông Bắc địa đầu vẫn khiến những người trong cuộc phải bồi hồi...
Những con đường thẩm lậu về xuôi
Chiều lộng gió. Mặt trời dần khuất sau đỉnh núi. Xe container sau lệnh cấm của tình Cao Bằng bắt đầu nườm nượp leo lên đỉnh đèo nối đuôi nhau vào cửa khẩu Trà Lĩnh.
Trong chuyến công tác tại Cao Bằng vào thời điểm những tháng cuối năm, theo chân lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại của địa phương “quét” hàng lậu, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước việc nhiều hệ thống đường tiểu ngạch hình thành một cách tự phát.
Dừng chân tại đường mòn khu vực mốc biên xóm Pò Rẫy, thị trấn Hùng Quốc, Nguyễn Văn Trung, Chi cục phó Hải quan huyện Trà Lĩnh ngó đăm đăm ra con đường độc đạo mà thở dài: “Mọi người chỉ biết một đường lên biên, nhưng thực tế, ít nhất còn có một đường khác vòng qua mấy xóm của Trà Lĩnh. Ngoài ra, không kể một loạt đường tiểu ngạch vòng qua cánh gà khiến việc kiểm soát hàng lậu về xuôi thêm khó khăn.”
“Cái khó là hầu hết bà con hoạt động qua những lối mòn như thế đều là anh em thân tộc từ lâu đời. Do vậy, việc vận động chống thẩm lậu vô cùng khó khăn,” Chi Cục phó Trung tâm sự.
Không những thế, khoảng thời gian trước, khi hoạt động xuất nhập khẩu qua Trà Lĩnh vào thời “thịnh vượng,” việc tuyên truyền để bà con dân tộc hiểu chính sách của Nhà nước lại càng khó khăn.
Anh Trung bảo, để tới được từng hộ dân, anh em trông đội hải quan phải thông thạo tiếng dân tộc. Cũng chẳng có trường lớp nào, ai không biết tiếng đều phải phải tự mò mẫm học chữ Tày. Mọi người học cách phát âm từ chính bà con rồi tối về tự luyện tập, chỉ cho nhau.
“Nhiều bà con cũng biết tiếng phổ thông nhưng nếu mình sử dụng tiếng dân tộc thì bà con sẽ tin cán bộ hơn,” chi cục phó Trung nói.
Nhớ lại thời điểm cách đây một năm, ông Đặng Trực Thăng, Bí thư chi bộ xã Háng Páo thở dài: “Trước đây, mỗi lần container lên Trà Lĩnh, hàng chục con người đổ xô vào tranh nhau bốc hàng sang Trung Quốc, chẳng ai chịu ai. Kẻ không có việc lại cõng hàng lậu qua các đường mòn để mong có thêm tiền cải thiện cuộc sống.”
Thời gian ấy, vị bí thư già tuổi đã ngoài 75 cùng cán bộ hải quan phải đi bộ tới chùn chân để tới từng nhà tập hợp bà con tới vận động. Nhiều tháng ròng như thế, tình hình cũng bớt căng thẳng vì một số bà con hiểu chuyện đã thôi không đi vác hàng nữa.
Thế nhưng, không phải ai cũng nghe lời cán bộ. Ông Đinh Vĩnh Long, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh góp thêm phần vào câu chuyện về đội cõng lậu qua cửa biên bằng những trải nghiệm rất thật lòng. Rằng, có lúc, anh em hải quan, biên phòng xuống tận xã vận động chính sách, bà con nghe xong gật đầu cả. Nhưng, chỉ một hai tuần sau, lại có người cõng hàng cho dân buôn về đất Việt.
“Hỏi bà con đều khẳng định là hàng tiêu dùng hàng ngày, nhưng kiểm tra ra đều là hoa quả. Chiếu theo quy định về quản lý hoạt động thương mại biên giới, tổng giá trị hàng đều dưới 2 triệu đồng, anh em không thể xử phạt,” anh Trung cho hay.
Đổi thay nhờ đội cửu vạn người Tày
Việc bà con các dân tộc dọc vùng biên Cao Bằng “vô tình” tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu vận chuyển hàng về xuôi là một vấn đề hết sức nhức nhối đối với những người trong cuộc.
Ông Đàm Viết Nghị, Cục Phó Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng thẳng thắn thừa nhận: “Ở những nơi đời sống càng khó khăn thì bà con càng dễ bị lợi dụng. Việc hàng lậu tuồn qua các cánh gà vào nội địa càng khó để kiểm soát.”
Dẫn chúng tôi lên một bãi tập kết hàng gần cửa khẩu Trà Lĩnh, ông Đặng Trực Thăng, Bí thư chi bộ xã Háng Páo hồ hởi: “Từ năm ngoái, dưới sự vận động của cán bộ hải quan, huyện Trà Lĩnh đã có 9 đội cửu vạn phân chia theo các xóm để tham gia bốc xếp hàng hóa tại khu vực cửa khẩu.”
“Thời điểm đó, việc kiểm soát hàng qua các cánh gà vô cùng khó khăn,” anh Trung, Chi cục phó Chi cục hải quan Trà Lĩnh cho hay.
Nhận thức được điều này, từ khoảng 1 năm trở lại đây, Chi cục hải quan huyện Trà Lĩnh đã kết hợp với địa phương thành lập các tổ bốc vác của các xóm nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của bà con.
Đội cửu vạn vùng biên Trà Lĩnh được thành lập dựa trên cơ sở mỗi hộ cử ra một người khỏe mạnh. Những người này sẽ đăng ký với Bí thư Đảng ủy các thôn để thuận tiện cho việc quản lý và vận hành.
Chị Đặng Thị Thêu, năm nay 23 tuổi người xóm Háng Páo đã tham gia đội cửu vạn được chừng nửa năm nay. Chị kể, ngày trước, do là thân con gái nên không mấy khi chị dành được việc với cánh đàn ông.
“Từ ngày có đội, công việc của chúng em được đảm bảo hơn. Trung bình những ngày có container lên biên, chúng em thu nhập thêm mỗi người cũng khoảng vài trăm nghìn,” chị Thêu thật thà.
Đặc biệt hơn, nếu thành viên trong đội cửu vạn ốm đau hoặc có việc, những người đủ sức khỏe trong gia đình hoàn toàn có thể đi thay.
Nói thêm về cách quản lý những đội bốc vác này, ông Nguyễn Trực Thăng cũng tự hào bảo, ông và cán bộ hải quan đã mất hai tháng để vận động bà con tham gia vào công việc này. Điều đặc biệt là, từ khi có những đội bốc vác, việc kiểm soát buôn lậu đã tốt hơn nhiều. Mọi người đều thống nhất, nếu ai vi phạm quy định để đi vác hàng lậu sẽ bị những người khác “phạt” bằng cách không tới giúp mỗi khi nhà người đó có việc như ma chay, cưới xin,…
“Với đồng bào miền núi, đó là hình phạt đáng nể nên nhiều người không dám vi phạm. Việc buôn lậu có thể vì thế mà được kiểm soát tốt hơn trong thời gian qua,” vị bí thư xã nói.
Đánh giá về mô hình này, Cục Phó Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng Đàm Viết Nghị nhận định: “Đây là cách thức rất hiệu quả trong việc giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho các hộ vùng biên đồng thời hạn chế dần tình trạng người dân bị các đầu nậu lợi dụng.”
Cục phí Cục hải quan Cao Bằng cũng cho rằng, trong thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tổ chức tuyên truyền tới bà con ở các khu vực khác để mở rộng hơn nữa mô hình hiệu quả này.
“Tuy nhiên, việc này sẽ cần sự phồi hợp của lực lượng biên phòng cũng như chính quyền địa phương để đẩy lùi được nạn buôn lậu ở Cao Bằng,” ông Đàm Viết Nghị khẳng định./.
Xuân Sơn (Vietnam+)