Chống biến đổi khí hậu gặp khó vì khủng hoảng nợ

Tổng Thư ký LHQ nêu rõ khủng hoảng tài chính thế giới chính là rào cản lớn nhất đối với những nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tại phiên khai mạc các cuộc thảo luận cấp cao của Hội nghị Liên hợp quốc về biếnđổi đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17), đang diễn ra tại Durban, Tổng Thư ký Liênhợp quốc Ban Ki-moon đã nêu rõ rằng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện naychính là rào cản lớn nhất đối với những nỗ lực về chống biến đổi khí hậu toàncầu.

Ông Ban Ki-moon kêu gọi các thành viên tham gia Công ước khung Liên hợpquốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) nên "tạm gác" những bất đồng mang tính cục bộvà lợi ích nhóm để hướng tới những thỏa thuận chung lâu dài và giải pháp hiệuquả, góp phần thúc đẩy nỗ lực của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề biến đổi khíhậu toàn cầu.

Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, các vấn đề cần phải được giải quyết tạiHội nghị Durban là nhằm hoàn thành và hiện thực hóa các thỏa thuận đã được thôngqua từ COP 16.

Bên cạnh đó, những vấn đề quan trọng khác như khởi động Ủy ban Thích ứng;thực hiện hóa Cơ chế Công nghệ vào 2012, triển khai Quỹ Khí hậu xanh và minhbạch hóa lĩnh vực tài chính... cần được tập trung thảo luận tại hội nghị lầnnày.

Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto là công cụ thích hợpduy nhất giúp cộng đồng quốc tế duy trì cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kínhvà trong bối cảnh hiện nay, nghị định thư này vẫn là cơ sở pháp lý hiệu quả đểcộng đồng quốc tế ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vàtrong tương lai. Đặc biệt, các quốc gia châu Phi đang cần các nguồn tài trợ đểgiảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả của COP 17 cần mang tính cânbằng, bình đẳng và đáng tin cậy.

Nhân dịp tham dự hội nghị trên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đãcó cuộc thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Nam Phi Jacob Zuma về các chủ đềchính tại COP 17 và sự phối hợp hành động giữa Liên hợp quốc và Nam Phi về bảovệ môi trường và chống biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung và khu vực châu Phinói riêng.

Ông Ban Ki-moon đánh giá cao công tác chuẩn bị, tổ chức chu đáo của nướcchủ nhà và những nỗ lực trong việc tạo điều kiện cho các bên thu hẹp khoảng cáchbất đồng tại Hội nghị Durban.

Trong các phiên thảo luận cấp cao, diễn ra trong các ngày 7-8/12, đại diệnChương trình môi trường Liên hợp quốc cho rằng sẽ có những thảm họa khôn lường,nếu nhiệt độ khí quyển của Hành tinh Xanh của chúng ta tăng thêm 4 độ C trongthập kỷ tới, và nếu thế giới thất bại trong việc ngăn chặn lượng khí thải cácbonvà giảm nhiệt độ xuống 2 độ C theo các cam kết tự nguyên trước đây.

Liên quan đến việc đóng góp cho Quỹ khí hậu xanh, được lập ra để thúc đẩytiến trình thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc phái viên vềmôi trường Mỹ tại COP 17, ông Todd Stern nhấn mạnh Quỹ khí hậu xanh muốn đi vàohoạt động trong thời gian tới thì công tác quản lý và chức năng hoạt động củaquỹ này phải được xác định rõ ràng.

Mỹ hiện chưa cam kết đóng góp cho quỹ này, trong khi nhiều chuyên gia tạiCOP 17 nhận định rằng việc mỗi năm huy động các thành viên của UNFCCC đóng gópcho Quỹ khí hậu xanh tới 100 tỷ USD sẽ là "không tưởng" và việc vận động đónggóp được 10 tỷ USD cho quỹ này đã là thắng lợi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục