Ngày 30/10, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam (Ban chỉ đạo 33) phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức Hội nghị xây dựng Đề án Khu chứng tích chất độc hóa học tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng đông đảo các cơ quan chuyên ngành đã thảo luận về việc chọn lựa địa điểm và hướng triển khai xây dựng Khu chứng tích chất độc hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Các đại biểu đều nhất trí với quan điểm cần thiết phải có một khu chứng tích nhằm bảo vệ, lưu giữ hiện trường, các di, chứng tích của chất độc hóa học dioxin trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ngày một mất dần theo thời gian.
Các đại biểu cho rằng cần nghiên cứu, khảo sát kỹ khi xây dựng đề án chi tiết trong đó cân nhắc lại quy mô cho phù hợp với năng lực thực hiện. Nguồn kinh phí của đề án cần được huy động từ mọi nguồn, trong đó nên lồng ghép với những chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, đồng thời, cần nghiên cứu kỹ quy mô và tính khả thi của một số hạng mục trong đề án như khu phục vụ nghiên cứu khoa học, trung tâm điều trị, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Theo báo cáo đề án trình Chính phủ, khu chứng tích chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là một tập hợp các khu chức năng và các khu hoạt động liên quan gồm khu di, chứng tích tái hiện lịch sử chiến tranh hóa học Mỹ tiến hành ở Việt Nam (ngoài trời, tại sân bay A Sho); khu vực thiên nhiên bị tàn phá và vùng đối chứng; khu tổ hợp trung tâm (tại ngã ba Bốt Đỏ); trung tâm điều trị, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Nguồn vốn xây dựng và đảm bảo hoạt động của Khu chứng tích từ các nguồn nhà nước, quyên góp trong nước và quốc tế dự kiến khoảng 625 tỷ đồng.
Việc xếp loại, lựa chọn địa điểm phù hợp xây dựng khu chứng tích được dựa trên 12 tiêu chí căn bản; trong đó phải có tiêu chí là vùng đã bị rải chất độc da cam/dioxin nhiều lần (ô nhiễm do phun rải), là kho chứa, nạp chất độc da cam/dioxin (ô nhiễm do lan tỏa)...
Qua khảo sát điều tra của nhóm chuyên gia thực hiện năm 2010, trong 4 địa điểm có tổng số tiêu chí cao nhất thì địa điểm A Lưới, Thừa Thiên-Huế có 12 tiêu chí bao gồm cả hai tiêu chí trên.
A Lưới, huyện miền núi của Thừa Thiên-Huế từng là chiến trường ác liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, là nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc da cam/dioxin.
Ngoài ra, A Lưới còn được biết đến với những địa danh trong chiến tranh chống Mỹ như Đèo Mẹ ơi, suối Máu, đồi A Bia (người Mỹ gọi là Hamburger Hill-Đồi thịt băm).../.
Đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng đông đảo các cơ quan chuyên ngành đã thảo luận về việc chọn lựa địa điểm và hướng triển khai xây dựng Khu chứng tích chất độc hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Các đại biểu đều nhất trí với quan điểm cần thiết phải có một khu chứng tích nhằm bảo vệ, lưu giữ hiện trường, các di, chứng tích của chất độc hóa học dioxin trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ngày một mất dần theo thời gian.
Các đại biểu cho rằng cần nghiên cứu, khảo sát kỹ khi xây dựng đề án chi tiết trong đó cân nhắc lại quy mô cho phù hợp với năng lực thực hiện. Nguồn kinh phí của đề án cần được huy động từ mọi nguồn, trong đó nên lồng ghép với những chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, đồng thời, cần nghiên cứu kỹ quy mô và tính khả thi của một số hạng mục trong đề án như khu phục vụ nghiên cứu khoa học, trung tâm điều trị, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Theo báo cáo đề án trình Chính phủ, khu chứng tích chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là một tập hợp các khu chức năng và các khu hoạt động liên quan gồm khu di, chứng tích tái hiện lịch sử chiến tranh hóa học Mỹ tiến hành ở Việt Nam (ngoài trời, tại sân bay A Sho); khu vực thiên nhiên bị tàn phá và vùng đối chứng; khu tổ hợp trung tâm (tại ngã ba Bốt Đỏ); trung tâm điều trị, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Nguồn vốn xây dựng và đảm bảo hoạt động của Khu chứng tích từ các nguồn nhà nước, quyên góp trong nước và quốc tế dự kiến khoảng 625 tỷ đồng.
Việc xếp loại, lựa chọn địa điểm phù hợp xây dựng khu chứng tích được dựa trên 12 tiêu chí căn bản; trong đó phải có tiêu chí là vùng đã bị rải chất độc da cam/dioxin nhiều lần (ô nhiễm do phun rải), là kho chứa, nạp chất độc da cam/dioxin (ô nhiễm do lan tỏa)...
Qua khảo sát điều tra của nhóm chuyên gia thực hiện năm 2010, trong 4 địa điểm có tổng số tiêu chí cao nhất thì địa điểm A Lưới, Thừa Thiên-Huế có 12 tiêu chí bao gồm cả hai tiêu chí trên.
A Lưới, huyện miền núi của Thừa Thiên-Huế từng là chiến trường ác liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, là nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc da cam/dioxin.
Ngoài ra, A Lưới còn được biết đến với những địa danh trong chiến tranh chống Mỹ như Đèo Mẹ ơi, suối Máu, đồi A Bia (người Mỹ gọi là Hamburger Hill-Đồi thịt băm).../.
Thu Phương (TTXVN)