Buổi làm việc sáng 15/10, trong Chương trình Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã cho ý kiến đối với Tờ trình của Chính phủ về việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay (Công ước và Nghị định thư Cape Town).
Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại buổi làm việc, Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay được ký tại Cape Town, Nam Phi ngày 16/11/2001.
Mục tiêu cơ bản của Công ước và Nghị định thư Cape Town là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê tài chính và cho thuê các trang thiết bị tàu bay một cách hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các quốc gia thành viên của Công ước và Nghị định thư tại bất kỳ giai đoạn phát triển nào và đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển bởi việc mang lại các khoản tín dụng thương mại đối với các trang thiết bị tàu bay mà trước đây không dễ dàng tiếp cận với chi phí cao.
Công ước và Nghị định thư đã xác lập một cơ chế pháp luật vững chắc thống nhất ở phạm vi quốc tế để bảo vệ các lợi ích được bảo đảm, bảo lưu quyền sở hữu và quyền lợi của người cho thuê; khuyến khích việc cấp tín dụng, cho thuê và giảm các chi phí liên quan.
Ngành hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và nhu cầu về phát triển đội tàu bay hiện đại rất cần đến việc tiếp cận các nguồn vốn vay với chi phí vay thấp. Việc được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi cho phép các hãng hàng không tăng cường được mức độ an toàn và hiệu quả khai thác đội tàu bay thế hệ mới, gia tăng được lợi nhuận. Hơn nữa, khi các nhà sản xuất tàu bay có được mức bán cao thì chi phí sau bán hàng cũng sẽ được giảm đáng kể khi thị trường được mở rộng.
Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhấn mạnh việc gia nhập Công ước và Nghị định thư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài trợ vốn và cho thuê trang thiết bị tàu bay, qua đó mang lại lợi ích kinh tế cho các hãng hàng không của Việt Nam như được hưởng ưu đãi về lãi suất, miễn tiền đặt cọc khi mua sắm tàu bay; giảm nguy cơ cho chủ nợ và tăng cường khả năng dự báo pháp lý trong các giao dịch. Đồng thời, việc gia nhập Công ước và Nghị định thư cũng tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật của Việt Nam tiệm cận với pháp luật kinh doanh thương mại quốc tế hiện đại, phù hợp với xu hướng nhất thể hoá luật tư trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Thảo luận về các nội dung này, các đại biểu tán thành sự cần thiết của việc gia nhập Công ước Nghị định thư Cape Town. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong việc thực thi Công ước và Nghị định thư Cape Town và sự tương thích với pháp luật của Việt Nam; xem xét kỹ các điều kiện ràng buộc và khả năng tham gia, cũng như thời gian tham gia. Đặc biệt, tiếp tục làm rõ, rà soát những điều khoản của Công ước và Nghị định thư mà pháp luật Việt Nam chưa quy định để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.
Cũng trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc ký Công ước chống tra tấn. Đa số ý kiến tán thành với nội dung Tờ trình của Chính phủ; cho rằng việc ký kết và gia nhập Công ước có thêm cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người ở Việt Nam cũng như công tác vận động, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, vu cáo về nhân quyền; đề nghị Chính phủ chuẩn bị, rà soát lại để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung và trình Quốc hội trước khi ký Công ước./.
Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại buổi làm việc, Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay được ký tại Cape Town, Nam Phi ngày 16/11/2001.
Mục tiêu cơ bản của Công ước và Nghị định thư Cape Town là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê tài chính và cho thuê các trang thiết bị tàu bay một cách hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các quốc gia thành viên của Công ước và Nghị định thư tại bất kỳ giai đoạn phát triển nào và đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển bởi việc mang lại các khoản tín dụng thương mại đối với các trang thiết bị tàu bay mà trước đây không dễ dàng tiếp cận với chi phí cao.
Công ước và Nghị định thư đã xác lập một cơ chế pháp luật vững chắc thống nhất ở phạm vi quốc tế để bảo vệ các lợi ích được bảo đảm, bảo lưu quyền sở hữu và quyền lợi của người cho thuê; khuyến khích việc cấp tín dụng, cho thuê và giảm các chi phí liên quan.
Ngành hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và nhu cầu về phát triển đội tàu bay hiện đại rất cần đến việc tiếp cận các nguồn vốn vay với chi phí vay thấp. Việc được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi cho phép các hãng hàng không tăng cường được mức độ an toàn và hiệu quả khai thác đội tàu bay thế hệ mới, gia tăng được lợi nhuận. Hơn nữa, khi các nhà sản xuất tàu bay có được mức bán cao thì chi phí sau bán hàng cũng sẽ được giảm đáng kể khi thị trường được mở rộng.
Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhấn mạnh việc gia nhập Công ước và Nghị định thư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài trợ vốn và cho thuê trang thiết bị tàu bay, qua đó mang lại lợi ích kinh tế cho các hãng hàng không của Việt Nam như được hưởng ưu đãi về lãi suất, miễn tiền đặt cọc khi mua sắm tàu bay; giảm nguy cơ cho chủ nợ và tăng cường khả năng dự báo pháp lý trong các giao dịch. Đồng thời, việc gia nhập Công ước và Nghị định thư cũng tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật của Việt Nam tiệm cận với pháp luật kinh doanh thương mại quốc tế hiện đại, phù hợp với xu hướng nhất thể hoá luật tư trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Thảo luận về các nội dung này, các đại biểu tán thành sự cần thiết của việc gia nhập Công ước Nghị định thư Cape Town. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong việc thực thi Công ước và Nghị định thư Cape Town và sự tương thích với pháp luật của Việt Nam; xem xét kỹ các điều kiện ràng buộc và khả năng tham gia, cũng như thời gian tham gia. Đặc biệt, tiếp tục làm rõ, rà soát những điều khoản của Công ước và Nghị định thư mà pháp luật Việt Nam chưa quy định để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.
Cũng trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc ký Công ước chống tra tấn. Đa số ý kiến tán thành với nội dung Tờ trình của Chính phủ; cho rằng việc ký kết và gia nhập Công ước có thêm cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người ở Việt Nam cũng như công tác vận động, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, vu cáo về nhân quyền; đề nghị Chính phủ chuẩn bị, rà soát lại để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung và trình Quốc hội trước khi ký Công ước./.
Quang Vũ (TTXVN)