Chiều 29/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật viên chức, xoay quanh các nội dung phạm vi điều chỉnh; kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức; việc thành lập Hội đồng quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập; phân loại đơn vị sự nghiệp công lập...
Đề cập phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi ủng hộ phương án chỉ điều chỉnh viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ông Đào Trọng Thi đồng tình với giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng, điểm khác biệt quan trọng và cơ bản nhất giữa hai nhóm đối tượng viên chức các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập là ở phương diện quản lý.
Cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập không thể giống so với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với các loại đối tượng này.
Về kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức, theo Báo cáo giải trình tiếp thu, việc nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí đối với viên chức cần được tôn trọng và thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cần tiếp tục phát huy khả năng chuyên môn, kinh nghiệm công tác của viên chức đã nghỉ hưu, có thể thỏa thuận ký hợp đồng theo quy định để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ủng hộ phương án: “Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người đã hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người đã hưởng chế độ hưu trí tự nguyện; trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng, người đó được hưởng một số chế độ, chính sách khác do Chính phủ quy định.”
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh cho rằng, với cơ chế quản lý cán bộ và điều kiện hoạt động chuyên môn như hiện nay, chưa đủ đảm bảo thu hút được sự đóng góp, cống hiến của các giáo sư, nhà khoa học, người có trình độ chuyên môn, năng lực công tác đã đến tuổi nghỉ hưu. Cần có những điều kiện đi kèm về cơ chế và điều kiện hoạt động chuyên môn để tạo thuận lợi cho họ; không chỉ là những lợi ích về vật chất.
Một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ băn khoăn với quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức tại Việt Nam với lý do có thể phát sinh một số khó khăn, phức tạp nhất định trong quản lý, sử dụng.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Đặng Vũ Minh đồng tình với phương án trường hợp cần huy động chất xám, kinh nghiệm của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào các hoạt động chuyên môn tại các đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam, có thể sử dụng các cơ chế khác như hợp đồng hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, chuyển giao công nghệ hoặc dưới hình thức hợp đồng vụ việc, hợp đồng lao động có thời hạn theo quy định hiện hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng, hoạt động của viên chức phải gắn với đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị cần cân nhắc cẩn trọng thêm vấn đề này. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho rằng, trước mắt nên tập trung đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình đề nghị dự thảo giữ nguyên cả hai phương án để Quốc hội quyết định. Cá nhân ông đồng tình với việc cho phép công dân Việt Nam ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức nhằm thu hút chất xám, sự đóng góp để phát triển đất nước và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, thể hiện chủ trương, quan điểm của Nhà nước.
Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cũng cho rằng, quy định như dự thảo cũng không có gì đáng ngại mà còn được lợi về mặt chính trị nhưng phải có những điều kiện chặt chẽ, cụ thể kèm theo. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, quan điểm đặt ra là mở rộng để thu hút nhân tài nhưng đồng thời cũng sẽ có những quy chế, điều kiện chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể./.
Đề cập phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi ủng hộ phương án chỉ điều chỉnh viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ông Đào Trọng Thi đồng tình với giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng, điểm khác biệt quan trọng và cơ bản nhất giữa hai nhóm đối tượng viên chức các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập là ở phương diện quản lý.
Cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập không thể giống so với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với các loại đối tượng này.
Về kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức, theo Báo cáo giải trình tiếp thu, việc nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí đối với viên chức cần được tôn trọng và thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cần tiếp tục phát huy khả năng chuyên môn, kinh nghiệm công tác của viên chức đã nghỉ hưu, có thể thỏa thuận ký hợp đồng theo quy định để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ủng hộ phương án: “Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người đã hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người đã hưởng chế độ hưu trí tự nguyện; trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng, người đó được hưởng một số chế độ, chính sách khác do Chính phủ quy định.”
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh cho rằng, với cơ chế quản lý cán bộ và điều kiện hoạt động chuyên môn như hiện nay, chưa đủ đảm bảo thu hút được sự đóng góp, cống hiến của các giáo sư, nhà khoa học, người có trình độ chuyên môn, năng lực công tác đã đến tuổi nghỉ hưu. Cần có những điều kiện đi kèm về cơ chế và điều kiện hoạt động chuyên môn để tạo thuận lợi cho họ; không chỉ là những lợi ích về vật chất.
Một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ băn khoăn với quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức tại Việt Nam với lý do có thể phát sinh một số khó khăn, phức tạp nhất định trong quản lý, sử dụng.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Đặng Vũ Minh đồng tình với phương án trường hợp cần huy động chất xám, kinh nghiệm của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào các hoạt động chuyên môn tại các đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam, có thể sử dụng các cơ chế khác như hợp đồng hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, chuyển giao công nghệ hoặc dưới hình thức hợp đồng vụ việc, hợp đồng lao động có thời hạn theo quy định hiện hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng, hoạt động của viên chức phải gắn với đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị cần cân nhắc cẩn trọng thêm vấn đề này. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho rằng, trước mắt nên tập trung đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình đề nghị dự thảo giữ nguyên cả hai phương án để Quốc hội quyết định. Cá nhân ông đồng tình với việc cho phép công dân Việt Nam ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức nhằm thu hút chất xám, sự đóng góp để phát triển đất nước và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, thể hiện chủ trương, quan điểm của Nhà nước.
Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cũng cho rằng, quy định như dự thảo cũng không có gì đáng ngại mà còn được lợi về mặt chính trị nhưng phải có những điều kiện chặt chẽ, cụ thể kèm theo. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, quan điểm đặt ra là mở rộng để thu hút nhân tài nhưng đồng thời cũng sẽ có những quy chế, điều kiện chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)