Theo ông Nguyễn Xuân Ngọc, Trưởng phòng phối hợp liên ngành Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, qua 6 tháng triển khai Quyết định số 2088/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời điểm này hiện tượng vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã được kiểm soát.
Đáng lưu ý là nhiều tiểu thương đã chủ động tìm kiếm nguồn hàng, hợp đồng với những hộ chăn nuôi trong nước để tiêu thụ sản phẩm, tạo lập thị trường tiêu thụ cho gia cầm có nguồn gốc trong nước phát triển.
"Mười sáu hộ kinh doanh gia cầm không rõ nguồn gốc tại chợ Hà Vĩ trước đây đã ký cam kết không kinh doanh gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, giải quyết cơ bản vấn đề gà thải loại Trung Quốc chưa qua kiểm dịch gây nhức nhối thời gian qua," ông Ngọc cho biết.
Là chợ đầu mối gia cầm lớn nhất phía Bắc, trong thời gian cao điểm, chợ Hà Vĩ tiêu thụ từ 100-120 tấn gia cầm, trong đó ước tính có trên 60% là gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch gây nhiều bức xúc trong dư luận thời gian qua.
Mặc dù đã được kiểm soát nhưng theo nhận định của Ban chỉ đạo Chống buôn lậu và gian lận thương mại Hà Nội (Ban Chỉ đạo 127 Hà Nội), với khoản siêu lợi nhuận từ việc kinh doanh gia cầm nhập lậu (có thời điểm, giá bán gà thải loại chỉ bằng một nửa giá gà trong nước tại chợ đầu mối Hà Vĩ) nên nguy cơ bùng phát có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Đặc biệt, để đối phó với các lực lượng chức năng, các đối tượng kinh doanh đã có hiện tượng trộn lẫn gà nhập lậu và gà nội địa, dùng hồ sơ kiểm dịch để vận chuyển gà vào địa bàn thành phố một cách hợp pháp. Thậm chí các đầu nậu còn giết mổ gà trước khi đưa vào tiêu thụ gây khó khăn cho việc xác định gà nhập lậu hay gà nội địa...
Do vậy, để ngăn chặn và xử lý triệt để việc vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô, Ban chỉ đạo 127 Hà Nội cho biết, sẽ tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, ngăn chặn và xử lý tại các điểm nóng và chợ đầu mối.
Một biện pháp mạnh đang được áp dụng là tạm giữ phương tiện khi phát hiện phương tiện có vận chuyển gia cầm nhập lậu, không có nguồn gốc đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc kiểm tra, kiểm soát địa bàn... Tiếp tục tạo lập thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm gà nội địa, mở rộng nguồn cung cấp gà cho thành phố, đảm bảo ổn định thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân./.
Đáng lưu ý là nhiều tiểu thương đã chủ động tìm kiếm nguồn hàng, hợp đồng với những hộ chăn nuôi trong nước để tiêu thụ sản phẩm, tạo lập thị trường tiêu thụ cho gia cầm có nguồn gốc trong nước phát triển.
"Mười sáu hộ kinh doanh gia cầm không rõ nguồn gốc tại chợ Hà Vĩ trước đây đã ký cam kết không kinh doanh gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, giải quyết cơ bản vấn đề gà thải loại Trung Quốc chưa qua kiểm dịch gây nhức nhối thời gian qua," ông Ngọc cho biết.
Là chợ đầu mối gia cầm lớn nhất phía Bắc, trong thời gian cao điểm, chợ Hà Vĩ tiêu thụ từ 100-120 tấn gia cầm, trong đó ước tính có trên 60% là gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch gây nhiều bức xúc trong dư luận thời gian qua.
Mặc dù đã được kiểm soát nhưng theo nhận định của Ban chỉ đạo Chống buôn lậu và gian lận thương mại Hà Nội (Ban Chỉ đạo 127 Hà Nội), với khoản siêu lợi nhuận từ việc kinh doanh gia cầm nhập lậu (có thời điểm, giá bán gà thải loại chỉ bằng một nửa giá gà trong nước tại chợ đầu mối Hà Vĩ) nên nguy cơ bùng phát có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Đặc biệt, để đối phó với các lực lượng chức năng, các đối tượng kinh doanh đã có hiện tượng trộn lẫn gà nhập lậu và gà nội địa, dùng hồ sơ kiểm dịch để vận chuyển gà vào địa bàn thành phố một cách hợp pháp. Thậm chí các đầu nậu còn giết mổ gà trước khi đưa vào tiêu thụ gây khó khăn cho việc xác định gà nhập lậu hay gà nội địa...
Do vậy, để ngăn chặn và xử lý triệt để việc vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô, Ban chỉ đạo 127 Hà Nội cho biết, sẽ tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, ngăn chặn và xử lý tại các điểm nóng và chợ đầu mối.
Một biện pháp mạnh đang được áp dụng là tạm giữ phương tiện khi phát hiện phương tiện có vận chuyển gia cầm nhập lậu, không có nguồn gốc đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc kiểm tra, kiểm soát địa bàn... Tiếp tục tạo lập thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm gà nội địa, mở rộng nguồn cung cấp gà cho thành phố, đảm bảo ổn định thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân./.
Qua 6 tháng triển khai Quyết định số 2088/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 155 vụ việc vi phạm về vận chuyển, kinh doanh gia cầm không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch, phạt hành chính 279.300.000 đồng; tịch thu tiêu hủy hơn 27,5 tấn gà lông; 34 tấn sản phẩm gia cầm tươi sống và sản phẩm gà đông lạnh; 216.880 quả trứng gia cầm, 16.000 con gia cầm giống. |
Đức Duy (Vietnam+)