Ba phụ nữ gồm Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, "nữ chiến sỹ đấu tranh vì hòa bình" đồng hương Leymah Gbowee và nhà hoạt động người Yemen Tawakkol Karman ngày 10/12 đã nhận Giải Nobel Hòa bình năm 2011, tại buổi lễ diễn ra ở thủ đô Oslo của Na Uy vì những nỗ lực của họ cho hòa bình và dân chủ.
Phát biểu trước khi trao giải, Chủ tịch Ủy ban Giải Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland nói: "Các vị đại diện cho một trong những lực lượng vận động quan trọng nhất vì sự thay đổi của thế giới ngày nay, nỗ lực vì nhân quyền nói chung cũng như vì bình đẳng giới và hòa bình nói riêng."
Ellen Johnson Sirleaf là nữ tổng thống dân cử đầu tiên của châu Phi. Kể từ khi nhậm chức năm 2006, bà đã có rất nhiều đóng góp cho việc đảm bảo hòa bình ở Liberia, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị trí của người phụ nữ.
Leymah Gbowee là người đã huy động và tổ chức các phụ nữ thuộc mọi sắc tộc và tôn giáo để chấm dứt cuộc chiến kéo dài ở Liberia, và đảm bảo phụ nữ tham gia vào tiến trình bầu cử. Bà đã nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của phụ nữ ở Tây Phi trong và sau cuộc chiến tranh.
Trong khi đó, Tawakkul Karman là người đóng vai trò hàng đầu trong cuộc đấu tranh đòi quyền của phụ nữ, dân chủ và hòa bình ở Yemen.
Ông Jagland cũng cho rằng Giải Nobel Hòa bình 2011 sẽ là hồi chuông cảnh báo gửi tới các nhân vật độc tài tại những nơi như Syria và Yemen rằng thời gian đang đếm ngược đối với họ.
Tham dự buổi lễ còn có Nhà vua Na Uy Harald, Hoàng hậu Sonja, Hoàng Thái tử Haakon và Công nương Mette Marit./.
Phát biểu trước khi trao giải, Chủ tịch Ủy ban Giải Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland nói: "Các vị đại diện cho một trong những lực lượng vận động quan trọng nhất vì sự thay đổi của thế giới ngày nay, nỗ lực vì nhân quyền nói chung cũng như vì bình đẳng giới và hòa bình nói riêng."
Ellen Johnson Sirleaf là nữ tổng thống dân cử đầu tiên của châu Phi. Kể từ khi nhậm chức năm 2006, bà đã có rất nhiều đóng góp cho việc đảm bảo hòa bình ở Liberia, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị trí của người phụ nữ.
Leymah Gbowee là người đã huy động và tổ chức các phụ nữ thuộc mọi sắc tộc và tôn giáo để chấm dứt cuộc chiến kéo dài ở Liberia, và đảm bảo phụ nữ tham gia vào tiến trình bầu cử. Bà đã nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của phụ nữ ở Tây Phi trong và sau cuộc chiến tranh.
Trong khi đó, Tawakkul Karman là người đóng vai trò hàng đầu trong cuộc đấu tranh đòi quyền của phụ nữ, dân chủ và hòa bình ở Yemen.
Ông Jagland cũng cho rằng Giải Nobel Hòa bình 2011 sẽ là hồi chuông cảnh báo gửi tới các nhân vật độc tài tại những nơi như Syria và Yemen rằng thời gian đang đếm ngược đối với họ.
Tham dự buổi lễ còn có Nhà vua Na Uy Harald, Hoàng hậu Sonja, Hoàng Thái tử Haakon và Công nương Mette Marit./.
(Vietnam+)